Kế hoạch và Báo cáo Báo cáo tài chính Những dấu hiệu “nhận dạng” gian lận Báo cáo tài chính

Những dấu hiệu “nhận dạng” gian lận Báo cáo tài chính

1545

Trong ngành Kế toán, chắc chắn không thể không nhắc đến Báo cáo tài chính. Hành vi gian lận Báo cáo tài chính đã không còn quá xa lạ đối với các doanh nghiệp hiện nay. Vậy để nhận biết được hành vi gian lận này, cần thông qua những dấu hiệu như thế nào?

Gian lận Báo cáo tài chính và một số hành vi đáng chú ý

Gian lận Báo cáo tài chính dựa trên động cơ nào?

Nhìn chung, hành vi gian lận Báo cáo tài chính thường sẽ dựa trên 3 động cơ chính. Bao gồm:

  • Động cơ đầu tiên, quản lý lợi nhuận của doanh nghiệp. Việc gian lận Báo cáo tài chính chính là một kế hoạch đặt ra của người đứng cấp quản lý. Nhằm tạo ra lợi nhuận đúng với kế hoạch đã đặt ra trước đó. Đặc biệt đối với những nhà quản lý mới làm việc. Những người này có trách nhiệm phải thúc đẩy mức độ tăng trưởng của doanh nghiệp.Theo đó, họ đã có chủ đích khiến cho lợi nhuận của năm tài chính giảm xuống để tăng trưởng lợi nhuận của các năm sau. Và cuối cùng sẽ cắt đứt đà giảm.
  • Động cơ thứ 2, làm mềm lợi nhuận. Vốn dĩ không phải lợi nhuận năm nào cũng sẽ được bằng nhau. Chắc chắn ở trong các doanh nghiệp, sẽ có năm lợi nhuận cao, lợi nhuận thấp. Theo đó, sẽ giảm lợi nhuận của những năm quá cao xuống để bằng với các năm còn lại. Theo đó, doanh nghiệp sẽ vẽ ra được một bức tranh lợi nhuận kinh doanh ổn định.
  • Động cơ thứ 3, đánh lừa người sử dụng Báo cáo. Hành vi cố tình gian lận Báo cáo. Lý do lớn nhất là để đánh lừa được người sử dụng Báo cáo đó.

Một số hành vi gian lận Báo cáo tài chính cần chú ý

Gian lận Báo cáo tài chính và một số hành vi đáng chú ý

Có nhiều hành vi gian lận Báo cáo tài chính. Để sắp xếp các hành vi này dựa trên mức độ tăng dần độ nghiêm trọng. Bao gồm:

  • Khi khấu hao tài sản cố định, doanh nghiệp sẽ cố gắng để kéo dài thời gian khấu hao. Mục đích để làm giảm chi phí không bằng tiền. Như vậy, doanh nghiệp đã có thể ghi được lợi nhuận đỡ xấu trong khoản thời gian kinh doanh khó khăn. Trong trường hợp mà doanh nghiệp công bố đầy đủ thông tin, sẽ không bị đánh giá vi phạm ở mức độ nghiêm trọng.
  • Doanh nghiệp cố tình không ghi nhận dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Khi các mặt hàng bán ra, đã giao đến cho khách hàng, bị khách hàng trả lại mặt hàng đó. Tuy nhiên, doanh nghiệp lại không ghi nhận dự phòng sản phẩm bán ra bị trả lại.
  • Sau khi thời điểm tài sản ở trong doanh nghiệp đã hình thành, doanh nghiệp vốn hóa chi phí lãi vay và các khoản chi phí sửa chữa lớn. Đồng thời, các loại chi phí này được sử dụng ở trong mục đích để khắc phục các sự cố xảy ra.
  • Doanh nghiệp phải tiến hành bán chịu hàng hóa nhiều hơn vào trong thời điểm cuối năm để ghi nhận doanh thu của mình. Nếu hành vi này chỉ xảy ra ở trong một thời điểm ngắn, nó sẽ không gây tổn hại nhiều đến công ty. Tuy nhiên, nếu như nó kéo dài, sẽ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của các khoản phải thu.
  • Doanh nghiệp cố tình tăng cường việc quảng cáo, bán hàng vào trong quý cuối cùng của năm. Mục đích để làm giảm lợi nhuận của mục tiêu đã đặt ra. Theo đó, doanh nghiệp đã có thể dồn lợi nhuận sang năm sau. Phương pháp này đã được nhiều doanh nghiệp lớn ở Việt Nam áp dụng.

Một số hành vi nghiêm trọng liên quan đến doanh thu

  • Doanh nghiệp khi vừa nhận được đơn đặt hàng từ phía khách, đã ghi nhận luôn vào trong doanh thu. Mặc dù doanh nghiệp chưa giao hàng đến cho khách hàng.
  • Doanh nghiệp đã vội vàng ghi nhận doanh thu từ khách hàng. Mặc dù vẫn còn nhiều vấn đề chưa giải quyết, thậm chí đang xảy ra tranh chấp với bên khách hàng.
  • Đã ghi nhận vào trong doanh thu khi doanh nghiệp mới chỉ chuyển giao một phần nhỏ hàng hóa đến cho khách hàng.
  • Doanh nghiệp ghi nhận doanh thu khi mà chuyển giao hàng hóa đến cho các bên liên quan. Các bên này được lập ra chủ yếu để phục vụ cho mục đích đặc biệt. Hàng hóa, dịch vụ sẽ không được vận chuyển đến tận tay người tiêu dùng cuối cùng.
  • Ghi nhận doanh thu dựa trên những đơn hàng kỳ vọng. Hành vi này được đánh giá là doanh nghiệp đang ở trong tình trạng ảo tưởng về mức doanh thu.

Xem thêm: 

Hướng dẫn làm thủ tục hủy hóa đơn cho kế toán viên

Hóa đơn trả hàng: Kế toán viên cần kê khai như thế nào?

Quyết toán Thuế TNDN: Kinh nghiệm dành cho công ty sản xuất