Kế toán cho giám đốc old Hợp nhất kinh doanh là gì? Các phương pháp kế toán hợp...

Hợp nhất kinh doanh là gì? Các phương pháp kế toán hợp nhất kinh doanh

2087

Hợp nhất kinh doanh (HNKD) là gì? Tại sao phải hợp nhất kinh doanh? Các phương pháp kế toán hợp nhất kinh doanh là gì? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây.

Kết quả hình ảnh cho hợp nhất kinh doanh

Hợp nhất kinh doanh là gì?

Hợp nhất kinh doanh là việc kết hợp các doanh nghiệp riêng biệt hoặc các hoạt động kinh doanh riêng biệt thành một đơn vị báo cáo.

Căn cứ vào kết quả của giao dịch HNKD, HNKD được chia thành 3 loại gồm:

– Giao dịch hợp nhất: là việc kết hợp hai hoặc nhiều doanh nghiệp độc lập đã có thành lập một đơn vị báo cáo mới. Các doanh nghiệp đã tồn tại sẽ được giải thể và được tiếp quản bằng một doanh nghiệp mới.

– Giao dịch sáp nhập: là giao dịch phát sinh khi một hoặc nhiều đơn vị được sáp nhập vào một doanh nghiệp khác tiếp tục hoạt động. Các doanh nghiệp sáp nhập sẽ chấm dứt tư cách pháp nhân và trở thành một phần của doanh nghiệp tiếp tục hoạt động.

– Giao dịch công ty mẹ đầu tư vào công ty con: đây là loại giao dịch hợp nhất chủ yếu. Giao dịch này xảy ra khi một doanh nghiệp mua được lợi ích kiểm soát trong cổ phiếu có quyền biểu quyết, tức mua trên 50% cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty khác. Công ty thực hiện việc mua gọi là công ty mẹ, công ty bị mua gọi là công ty con.

Lý do hợp nhất kinh doanh

Có nhiều lý do để doanh nghiệp đưa ra quyết định HNKD. Tuy nhiên lý do chính thường liên quan đến việc ảnh hưởng tới lợi nhuận. Lợi nhuận lại ảnh hưởng thông qua tăng doanh số hoặc tiết giảm các khoản chi phí.

HNKD có thể làm cho tăng trưởng nhanh hơn việc bắt đầu một hoạt động mới. Thông thường hợp nhất kinh doanh dẫn đến tăng quy mô kinh tế. Quy mô kinh tế tăng sẽ có thể góp phần giảm được chi phí đi vay, tăng thị trường tiêu thụ, giảm thiểu được các rủi ro và ổn định được nguồn nguyên liệu.

Các phương pháp kế toán hợp nhất kinh doanh

Phương pháp kết hợp lợi ích

Phương pháp này dựa trên quan điểm cho rằng: HNKD là việc kết hợp lợi ích của hai nhóm cổ đông và sự kết hợp này không làm thay đổi lợi ích của các nhóm cổ đông. Nghĩa là không có giao dịch mua bán tài sản, nợ phải trả và giá thị trường tại thời điểm hợp nhất kinh doanh không được đề cập. Giá trị ghi sổ của tài sản, nợ phải trả được tiếp tục phản ánh vào báo cáo tài chính của bên được kết hợp, không có lợi thế thương mại.

Phương pháp kết hợp lợi ích được hiểu như sau:

– Các doanh nghiệp được hợp nhất không có doanh nghiệp nào được coi là bên mua, bên bị mua. Các doanh nghiệp được kết hợp với nhau một cách tự nguyện và bình đẳng. Mặc dù có một bên phát hành cổ phiếu để hoán đổi lấy cổ phiếu của công ty khác nhưng đây không được coi là mua. Đây được coi là sự kết hợp của hai nhóm cổ đông để kết hợp nguồn lực và chia sẻ rủi ro.

– Quá trình kết hợp lợi ích được thể hiện thông qua giao dịch hoán đổi cổ phiếu của hai nhóm cổ đông. Tức là có giao dịch thỏa thuận tỉ lệ hoán đổi cổ phiếu giữa hai nhóm cổ đông để đảm bảo lợi ích của các nhóm cổ đông sau khi hoán đổi không thay đổi, không có giao dịch mua bán trên thị trường. Do đó không có cơ sở giá mới để xác định giá trị tài sản, nợ phải trả của công ty bị kết hợp và không ghi nhận lợi thế thương mại.

Phương pháp mua

Phương pháp mua cho rằng: HNKD là việc một công ty sẽ mua công ty khác hoặc mua quyền kiểm soát công ty khác.

Tức là tồn tại giao dịch mua công ty khác, công ty mua phải bỏ ra một khoản chi phí. Bên mua sẽ áp dụng nguyên tắc giá gốc để ghi nhận những gì thu được từ bên bị mua. Các tài sản và công nợ của bên bị mua sẽ được áp dụng cơ sở giá mới. Đó là giá trị hợp lý tại thời điểm hợp nhất. Bên mua phải phân bổ giá phí của khoản đầu tư cho các tài sản và các khoản nợ. Đồng thời phải ghi nhận lợi thế thương mại.

Trên đây là các thông tin liên quan về hợp nhất kinh doanh. Hy vọng bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Chúc các bạn thành công.

Xem thêm:

Hàng tồn kho là gì? Phương pháp kế toán và cách xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ

Phương pháp kế toán tài khoản 611 – Mua hàng theo Thông tư 200

Đã có quy định xử phạt hành chính đối với các vi phạm về đóng BHXH bắt buộc, BHTN