Quy định Bảo Hiểm Tải về Nghị định 28/2020/NĐ-CP: Xử phạt hành chính lĩnh vực lao...

Tải về Nghị định 28/2020/NĐ-CP: Xử phạt hành chính lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội

4483

Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Tổng quan về Nghị định 28/2020/NĐ-CP

Nghị định này quy định về các vấn đề trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Bao gồm:

– Hành vi vi phạm.

– Hình thức xử phạt.

– Mức xử phạt.

– Biện pháp khắc phục hậu quả.

– Thẩm quyền xử phạt, thẩm quyền lập biên bản.

– Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính.

Nghị định 28/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 4 năm 2020. Theo đó, các Nghị định sau sẽ hết hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 4 năm 2020:

– Nghị định số 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

– Nghị định số 88/2015/NĐ-CP – sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP – quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Tóm tắt nội dung Nghị định 28/2020/NĐ-CP

Nghị định này gồm 6 chương, 58 điều. Cụ thể như sau:

Chương I: quy định chung

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Điều 3. Hình thức xử phạt

Điều 4. Biện pháp khắc phục hậu quả

Điều 5. Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt

Chương II: hành vi vi phạm, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực lao động

Điều 6 – Điều 25

Điều 6. Vi phạm quy định về dịch vụ việc làm

Điều 7. Vi phạm về tuyển, quản lý lao động

Điều 8. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động

Điều 9. Vi phạm quy định về thử việc

Điều 10. Vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động

Điều 11. Vi phạm quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động

Điều 12. Vi phạm quy định về cho thuê lại lao động

Điều 13. Vi phạm quy định về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề

Điều 14. Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc

Điều 15. Vi phạm quy định về thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể

Điều 16. Vi phạm quy định về tiền lương

Điều 17. Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

Điều 18. Vi phạm quy định về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất

Điều 19. Vi phạm quy định về báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động

Điều 20. Vi phạm quy định về các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động

Điều 21. Vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Điều 22. Vi phạm quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Điều 23. Vi phạm quy định về sử dụng máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động

Điều 24. Vi phạm quy định về hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

Điều 25. Vi phạm quy định về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

Điều 26 – Điều 37

Điều 26. Vi phạm quy định về quan trắc môi trường lao động

Điều 27. Vi phạm quy định về lao động nữ

Điều 28. Vi phạm quy định về lao động chưa thành niên

Điều 29. Vi phạm quy định về lao động là người giúp việc gia đình

Điều 30. Vi phạm quy định về người lao động cao tuổi

Điều 31. Vi phạm quy định về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Điều 32. Vi phạm quy định về tuyển dụng, sử dụng người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam

Điều 33. Vi phạm quy định về giải quyết tranh chấp lao động

Điều 34. Vi phạm quy định về đảm bảo thực hiện quyền công đoàn

Điều 35. Vi phạm quy định về phân biệt đối xử vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn

Điều 36. Vi phạm quy định về sử dụng các biện pháp kinh tế hoặc các biện pháp khác gây bất lợi đối với tổ chức và hoạt động công đoàn

Điều 37. Vi phạm quy định về đóng kinh phí công đoàn

Chương III: hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội

Điều 38. Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp

Điều 39. Vi phạm quy định về lập hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Điều 40. Vi phạm các quy định khác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Chương IV: Hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt và biện pháp khấc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đưa người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Điều 41. Vi phạm điều kiện hoạt động của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (sau đây viết tắt là doanh nghiệp dịch vụ)

Điều 42. Vi phạm quy định về đăng ký hợp đồng, báo cáo việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Điều 43. Vi phạm quy định về tuyển chọn, ký kết và thanh lý hợp đồng

Điều 44. Vi phạm quy định về bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, kiến thức cần thiết cho người lao động

Điều 45. Vi phạm quy định về thu, nộp, quản lý, sử dụng tiền môi giới, tiền ký quỹ, tiền dịch vụ và các khoản tiền thu của người lao động; đóng Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước

Điều 46. Vi phạm quy định về tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và quản lý người lao động ở ngoài nước

Điều 47. Vi phạm của người lao động đi làm việc ở nước ngoài và một số đối tượng liên quan khác

Chương V: Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và lập biên bản vi phạm hành chính; thủ tục xử phạt vi phạm hành chính

Điều 48. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính

Điều 49. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân

Điều 50. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra lao động

Điều 51. Thẩm quyền xử phạt của Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước

Điều 52. Thẩm quyền xử phạt của Cục trưởng Cục An toàn lao động

Điều 53. Thẩm quyền xử phạt của cơ quan Bảo hiểm xã hội

Điều 54. Thẩm quyền xử phạt của các cơ quan khác

Điều 55. Trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam

Điều 56. Hiệu lực thi hành

Điều 57. Điều khoản chuyển tiếp

Điều 58. Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành

Nghị định 28/2020/NĐ-CP

Mời bạn đọc tải về để xem chi tiết Nghị định TẠI ĐÂY.

Phần mềm kế toán MISA SME.NET luôn cập nhật các quy định của Nhà nước về Biểu tính thuế TNCN, mức lương tối thiểu, các khoản giảm trừ, miễn thuế và tỷ lệ trích đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc, giúp Doanh nghiệp luôn tuân thủ các quy định của Nhà nước về tính và trả lương. Anh chị tìm hiểu thêm về phần mềm tại đây

Xem thêm: 

Cập nhật Nghị định 90/2019/NĐ-CP Quy định mức lương tối thiểu vùng 2020

5 Điểm mới đáng chú ý nhất tại Thông tư 68/2019/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 119/2018/NĐ-CP về hóa đơn điện tử

Chính thức ban hành Thông tư 68/2019/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 119/2018/NĐ-CP về hóa đơn điện tử