Tính lương là công việc không thể thiếu của kế toán tiền lương. Hiện nay có nhiều mẫu bảng tính lương, tuy nhiên mỗi doanh nghiệp cần lựa chọn và có thể tự xây dựng bảng tính lương phù hợp với doanh nghiệp mình. Ketoan.vn xin cung cấp một số mẫu bảng lương thường dùng tại bài viết dưới đây.
Bảng tính lương là gì?
Bảng tính lương là tài liệu tổng hợp tất cả các khoản thu nhập cũng như các khoản bị trừ vào thu nhập của người lao động. Đây là căn cứ để trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp.
Cùng Ketoan.vn tìm hiểu một số bảng lương dưới đây nhé.
Bảng lương I
Tải về
Bảng lương này có thể sử dụng linh hoạt trong nhiều loại doanh nghiệp cũng như cơ quan, đơn vị. Bạn đọc có thể tham khảo và tải về TẠI ĐÂY.
Hướng dẫn tính lương theo bảng lương I
Tính tổng thu nhập
– Cột “STT” và “Họ tên”: điền số thứ tự và họ tên người lao động.
– Cột “Chức vụ”: điền chức vụ của người lao động.
– Cột “Lương cơ bản”: hay còn gọi là lương chính. Mức lương này không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
Bạn đọc tham khảo mức lương tối thiểu vùng mới nhất tại đây.
– Cột “Các khoản phụ cấp không đóng bảo hiểm”: Các khoản này bao gồm phụ cấp ăn ca, điện thoại, xăng xe công tác. Các khoản phụ cấp này thể hiện trên hợp đồng lao động hoặc trong quy chế lương, thưởng của doanh nghiệp.
– Cột “Phụ cấp trách nhiệm”: Phụ cấp này thường dành cho các cán bộ như giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng… Khoản phụ cấp này phải cộng vào lương để đóng BHXH bắt buộc và phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.
– Cột “Tổng lương”: kết quả cột này tính như sau:
“Tổng lương” = “Lương cơ bản” + “phụ cấp trách nhiệm” + “Các khoản phụ cấp không đóng bảo hiểm”
– Cột “Ngày công”: căn cứ vào bảng chấm công, điền số ngày công mà người lao động đã đi làm trong tháng.
>>> Mời tải về mẫu bảng chấm công theo ca (file Excel)
– Cột “Tổng thu nhập”: cột này được xác định như sau:
“Tổng thu nhập” = |
“Tổng lương” |
x “Ngày công”
|
Ngày công chuẩn của tháng |
Tính lương thực lĩnh của người lao động
– Cột “Lương đóng BHXH”: tiền lương đóng BHXH bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật. Cách tính cột này như sau:
“Lương đóng BHXH” = “Lương cơ bản” + “Phụ cấp trách nhiệm”
– Cột “Khoản trích trừ lương NLĐ”: Doanh nghiệp trích các khoản trích theo lương theo tỷ lệ trích hiện hành.
Số tiền trích của từng khoản = “Lương đóng BHXH” x “Tỷ lệ trích nộp”
– Cột “Giảm trừ gia cảnh” và “Giảm trừ khác”: căn cứ vào quy định giảm trừ theo từng đối tượng người lao động để ghi.
– Cột “Thu nhập chịu thuế TNCN” = “Tổng thu nhập” – các khoản phụ cấp không tính thuế TNCN.
– Cột “thu nhập tính thuế TNCN” = “Thu nhập chịu thuế TNCN” – Cột 16, 17, 18, 19, 20.
– Cột “Thuế TNCN phải nộp” = “thu nhập tính thuế TNCN” x Thuế suất thuế TNCN.
– Cột “Tạm ứng”: số tiền người lao động đã ứng trước.
– Cột “Thực lĩnh”: đây là số tiền mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động.
“Thực lĩnh” = “Tổng thu nhập” – Cột “Cộng” (cột 16) – “Thuế TNCN phải nộp” – “Tạm ứng”
Bảng lương II
Tải về
Bảng lương này sử dụng cho doanh nghiệp, đơn vị sử dụng cách tính lương theo thời gian hoặc tính lương cho sản phẩm. Mời bạn đọc tham khảo và tải về TẠI ĐÂY.
Hướng dẫn tính lương theo bảng lương II
Cách tính lương theo bảng lương này tương tự như cách tính của Bảng lương I.
– Cột A và B: điền số thứ tự và họ tên của người lao động.
– Cột 1: điền bậc lương của người lao động.
– Cột 2: điền hệ số lương của người lao động.
– Cột 3: điền số sản phẩm người lao động hoàn thành trong kỳ.
– Cột 4: điền số tiền tính theo lương sản phẩm của người lao động.
– Cột 5: căn cứ vào bảng chấm công, điền số công tính theo lương thời gian của người lao động
– Cột 6: điền số tiền tính theo lương thời gian của người lao động.
– Cột 7 và 8: điền số công và số tiền nghỉ việc, ngừng việc hưởng lương.
– Cột 9: các khoản phụ cấp thuộc quỹ lương.
– Cột 10: các khoản phụ cấp không thuộc quỹ lương.
– Cột 11: tính tổng tiền lương và các khoản phụ cấp mà người lao động được hưởng.
– Cột 12: số tiền người lao động đã ứng trước.
– Cột 13, 14, 15, 16: các khoản khấu trừ vào lương. Bao gồm các khoản bảo hiểm và thuế TNCN phải nộp.
– Cột 17: đây là số tiền mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động.
Trên đây là một số mẫu bảng lương phổ biến. Doanh nghiệp có thể tham khảo và tự xây dựng mẫu bảng lương phù hợp cho doanh nghiệp mình. Chúc các bạn thành công.
Xem thêm:
Mời tải về mẫu Giấy đi đường mới nhất năm 2020
Mời tải về mẫu Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán mới nhất
Mời tải về mẫu Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (File Word, Excel)