Trong bài viết này, Ketoan.vn sẽ giới thiệu tới bạn đọc chuẩn mực Kế toán quốc tế IAS 02 – Inventories (Hàng tồn kho).
1. Mục tiêu của chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 02
Mục tiêu của chuẩn mực này là mô tả về phương pháp kế toán đối với hàng tồn kho. Vấn đề cơ bản của kế toán đối với hàng tồn kho là giá gốc của hàng tồn kho được ghi nhận là tài sản. Và tiếp tục được ghi nhận là tài sản cho đến khi các doanh thu có liên quan được ghi nhận. Chuẩn mực này hướng dẫn việc xác định giá gốc của hàng tồn kho. Và việc ghi nhận hàng tồn kho sau khi ghi nhận ban đầu như là một khoản chi phí. Bao gồm cả việc ghi giảm giá trị hàng tồn kho xuống mức giá trị thuần có thể thực hiện được. Chuẩn mực này cũng cung cấp sự hướng dẫn về các công thức để xác định giá trị của hàng tồn kho.
2. Phạm vi của chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 02
Chuẩn mực áp dụng cho tất cả các hàng tồn kho, ngoại trừ:
- Công cụ tài chính
- Các tài sản sinh học có liên quan đến các hoạt động nông nghiệp và sản phẩm nông nghiệp tại thời điểm thu hoạch.
Chuẩn mực này không áp dụng cho việc đo lường hàng tồn kho được nắm giữ bởi:
- Tổ chức, cá nhân có sản xuất các sản phẩm nông nghiệp và lâm nghiệp. Các sản phẩm nông nghiệp sau khi thu hoạch. Khoáng sản và các sản phẩm từ khoáng sản. Khi giá trị các sản phẩm này được xác định bằng giá trị thuần có thể thực hiện được. Khi các loại hàng tồn kho này được ghi nhận theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Thì những sự thay đổi trong giá trị thuần có thể thực hiện được phải ghi nhận vào báo cáo KQKD trong kỳ.
- Tổ chức, cá nhân có kinh doanh, môi giới hàng hóa thực hiện việc xác định giá trị hàng tồn kho theo giá trị hợp lý trừ đi chi phí bán. Những sự thay đổi trong giá trị hợp lý trừ đi chi phí bán phải ghi nhận vào báo cáo KQKD trong kỳ có phát sinh sự thay đổi.
3. Định nghĩa của các thuật ngữ trong chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 02
– Hàng tồn kho là những tài sản:
- Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường;
- Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang để phục vụ cho việc bán;
- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ.
– Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ SXKD thông thường. Trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc bán hàng.
– Giá trị hợp lý là giá có thể nhận được khi bán một tài sản. Hoặc giá chuyển nhượng một khoản nợ phải trả trong một giao dịch tự nguyện. Có tổ chức giữa các bên tham gia thị trường tại ngày xác định giá trị.
4. Đo lường giá trị hàng tồn kho
Giá trị của hàng tồn kho là giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được.
Giá gốc hàng tồn kho
Giá gốc hàng tồn kho bao gồm tất cả các chi phí mua, chi phí chế biến. Và các chi phí khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
Chi phí mua
Chi phí mua của hàng tồn kho bao gồm giá mua, thuế nhập khẩu và các loại thuế không được hoàn lại cho các đơn vị từ cơ quan thuế. Chi phí vận chuyển, đóng gói, bốc xếp, bảo quản, bảo hiểm. Và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua thành phẩm, nguyên vật liệu và dịch vụ. Các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá và các khoản mục tương tự khác được trừ (-) khỏi chi phí mua.
Chi phí chế biến
Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm các chi phí liên quan trực tiếp đến từng đơn vị sản phẩm được sản xuất. Chi phí chế biến cũng bao gồm sự phân bổ một cách có hệ thống các chi phí sản xuất chung cố định. Và chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá trình chuyển hóa nguyên vật liệu thành thành phẩm. Chi phí sản xuất chung cố định là những chi phí sản xuất gián tiếp. Tương đối ổn định và không phụ thuộc quy mô sản xuất. Chi phí sản xuất chung biến đổi là những chi phí sản xuất gián tiếp. Có sự thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo quy mô sản xuất.
Một quy trình sản xuất có thể tạo ra nhiều loại sản phẩm cùng một lúc. Việc phân bổ có thể dựa trên doanh thu của từng sản phẩm. Hoặc là tại một thời điểm trong quá trình sản xuất khi mà các sản phẩm này có thể được xác định riêng biệt. Hoặc là tại thời điểm hoàn thành sản phẩm. Hầu hết các sản phẩm phụ có giá trị nhỏ. Và được đo lường theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Và được trừ (-) khỏi giá gốc của sản phẩm chính. Kết quả là giá trị còn lại của sản phẩm chính sẽ không khác biệt lớn so với giá gốc của nó.
Các chi phí khác
Các chi phí khác được bao gồm trong giá gốc hàng tồn kho. Là những chi phí phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Ví dụ: Giá gốc của hàng tồn kho có thể bao gồm các chi phí chung nằm ngoài bộ phận sản xuất. Hoặc chi phí thiết kế sản phẩm cho các khách hàng cụ thể.
Ví dụ về những chi phí không được tính vào giá gốc hàng tồn kho. Mà được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ:
(a) Giá trị các khoản hao hụt phát sinh trên mức bình thường của nguyên vật liệu. Hoặc các chi phí sản xuất khác;
(b) Chi phí lưu kho trừ khi những chi phí này là cần thiết cho giai đoạn sản xuất tiếp theo;
(c) Chi phí quản lý doanh nghiệp;
(d) Chi phí bán hàng.
Kỹ thuật đo lường giá gốc hàng tồn kho
Các kỹ thuật đo lường giá gốc hàng tồn kho, như phương pháp chi phí định mức hoặc phương pháp giá bán lẻ. Có thể được sử dụng cho thuận tiện nếu các kết quả tính toán xấp xỉ giá gốc. Phương pháp chi phí định mức được tính theo mức sử dụng bình thường của nguyên vật liệu. Nhân công, hiệu quả và hiệu suất sử dụng. Các yếu tố được sử dụng trong phương pháp chi phí định mức phải thường xuyên được xem xét lại. Nếu cần thiết, sẽ được điều chỉnh theo các điều kiện hiện tại.
Phương pháp giá bán lẻ thường được dùng trong ngành bán lẻ để tính giá trị của hàng tồn kho với số lượng lớn. Các mặt hàng thay đổi nhanh chóng và có lợi nhuận tương tự. Mà không thể sử dụng các phương pháp tính giá gốc khác. Giá gốc hàng tồn kho được xác định bằng cách lấy doanh thu của việc bán hàng tồn kho. Trừ đi một tỷ lệ % lợi nhuận phù hợp. Tỷ lệ % lợi nhuận phù hợp được tính bằng cách giảm giá hàng tồn kho. Xuống thấp hơn giá bán ban đầu của các loại hàng tồn kho này. Thông thường mỗi bộ phận bán lẻ sẽ sử dụng một tỷ lệ % bình quân riêng.
Các phương pháp tính giá hàng tồn kho
Đối với các loại hàng tồn kho không thể thay thế cho nhau theo một cách thông thường. Và các loại hàng hóa được sản xuất hoặc dịch vụ được cung cấp theo từng dự án riêng biệt. Từng yếu tố trong giá gốc hàng tồn kho được xác định theo phương pháp “Thực tế đích danh”.
Đối với hàng tồn kho không thuộc các trường hợp quy định trên. Giá gốc hàng tồn kho được tính theo phương pháp “Nhập trước – Xuất trước” (FIFO). Hoặc phương pháp “Bình quân gia quyền”. Đơn vị chỉ được sử dụng một phương pháp duy nhất cho tất cả các loại hàng tồn kho có cùng bản chất và công dụng. Đối với hàng tồn kho khác nhau về bản chất và công dụng. Các phương pháp tính giá hàng tồn kho khác nhau có thể được xem xét áp dụng.
Giá trị thuần có thể thực hiện được
Giá trị hàng tồn kho có thể không thu hồi được khi hàng tồn kho bị hư hỏng, bị lỗi thời. Toàn bộ hoặc một phần hoặc khi giá bán của chúng giảm xuống. Giá trị của hàng tồn kho cũng có thể không thu hồi được khi chi phí ước tính. Để hoàn thiện hay chi phí ước tính để bán hàng tăng lên. Việc ghi giảm giá gốc hàng tồn kho xuống mức giá trị thuần có thể thực hiện được. Nhằm phản ánh nguyên tắc tài sản không được phản ánh lớn hơn giá trị ước tính. Có thể thu hồi được từ việc bán hay sử dụng tài sản đó.
Việc ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho phải dựa trên bằng chứng tin cậy nhất hiện có. Tại thời điểm ước tính cũng như phải xem xét đến sự biến động của giá trị của hàng tồn kho được ước tính ghi nhận. Việc ước tính này cần xem xét đến các yếu tố sự biến động của giá cả. Hoặc chi phí trực tiếp liên quan đến các sự kiện diễn ra sau ngày kết thúc kỳ kế toán. Khi mà các sự kiện này khẳng định các điều kiện hiện có vào cuối kỳ kế toán.
5. Ghi nhận là một khoản chi phí
Khi bán hàng tồn kho. Giá trị còn lại của hàng tồn kho được ghi nhận là chi phí trong kỳ mà doanh thu liên quan được ghi nhận. Khi thực hiện việc ghi giảm giá giá trị hàng tồn kho từ giá gốc xuống giá trị thuần có thể thực hiện được. Khoản chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho và giá trị thuần có thể thực hiện được sẽ được ghi nhận là chi phí trong kỳ hoặc là các khoản lỗ. Các khoản hoàn nhập hàng tồn kho phát sinh từ việc gia tăng giá trị thuần có thể thực hiện được. Tương ứng với khoản đã ghi giảm giá trị hàng tồn kho trước đây sẽ được ghi nhận là một khoản làm giảm chi phí phát sinh trong kỳ thực hiện việc hoàn nhập.
Một số hàng tồn kho có thể được phân bổ cho các tài sản khác. Ví dụ, hàng tồn kho được sử dụng như là một phần của tài sản, nhà xưởng, máy móc thiết bị tự xây dựng. Các hàng tồn kho này sẽ được ghi nhận là một khoản chi phí trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản.
6. Trình bày trên Báo cáo tài chính
Đơn vị sẽ trình bày trên báo cáo tài chính những mục như sau:
(a) Các chính sách kế toán áp dụng trong việc đo lường giá trị hàng tồn kho. Bao gồm cả các phương pháp tính giá hàng tồn kho;
(b) Tổng giá trị còn lại của hàng tồn kho và giá trị còn lại của từng loại hàng tồn kho phù hợp với cách phân loại của đơn vị;
(c) Giá trị còn lại của hàng tồn kho được ghi nhận theo giá trị hợp lý trừ đi chi phí bán hàng;
(d) Giá trị hàng tồn kho được ghi nhận là chi phí trong kỳ;
(e) Khoản ghi giảm giá trị hàng tồn kho được ghi nhận là chi phí trong kỳ;
(f) Khoản hoàn nhập (đối với số đã ghi giảm giá trị hàng tồn kho trước đây). Được ghi giảm chi phí trong kỳ theo quy định;
(g) Tình huống hay sự kiện dẫn đến việc hoàn nhập hàng tồn kho theo quy định;
(h) Giá trị còn lại của các hàng tồn kho được xem là khoản đảm bảo cho các khoản nợ phải trả.
Phần mềm kế toán MISA SME.NET hỗ trợ doanh nghiệp quản lý tình hình nhập, xuất, tồn VTHH tại đơn vị theo: Tính chất VTHH (nguyên vật liệu, hàng hóa, thành phẩm…), đặc điểm hoạt động (sản xuất, xây dựng…), vị trí địa lý… để làm căn cứ giúp quản lý đưa ra quyết định liên quan đến hàng tồn kho, đối chiếu với số thực tồn của Thủ kho.
Anh chị tìm hiểu thêm về tính năng quản lý kho trên phần mềm kế toán MISA SME.NET tại đây
Xem thêm
Chuẩn mực kế toán quốc tế là gì? Có những chuẩn mực kế toán quốc tế nào?