Nghiệp Vụ old Kế toán tiền lương đảm nhận những công việc gì?

Kế toán tiền lương đảm nhận những công việc gì?

267
ke-toan-tien-luong

Kế toán tiền lương là một bộ phận không thể thiếu trong doanh nghiệp. Nhân viên kế toán tiền lương không chỉ tính toán, phân chia tiền lương cho người lao động mà còn giúp doanh nghiệp cân bằng chi phí. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những công việc cụ thể của một kế toán tiền lương.

1. Công việc chi tiết của kế toán tiền lương

Liên quan đến người lao động

– Chấm công hàng ngày và theo dõi cán bộ công nhân viên.

– Theo dõi, cập nhật và ghi chép đầy đủ tình hình lao động hiện có và những thay đổi về số lượng, chất lượng lao động, tình hình sử dụng thời gian và kết quả lao động.

ke-toan-tien-luong

Liên quan đến lương

– Lập thang bảng lương.

– Tiến hành tính toán các khoản tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp cho người lao động.

– Quản lý việc tạm ứng lương bao gồm:

  • Quản lý các đợt tạm ứng lương trong tháng của công ty.
  • Tính tạm ứng lương cho công ty, cho một nhóm nhân viên hoặc một nhân viên cụ thể.
  • Xây dựng mức tạm ứng lương linh hoạt.

– Quản lý kỳ lương chính bao gồm:

  • Xây dựng bảng lương dựa trên thông tin lương nhân viên, thông tin kỳ lương và bảng chấm công.
  • Tính các khoản thu nhập hay giảm trừ lương cuối kì cho cán bộ nhân viên.
  • Tính và khấu trừ vào lương các chỉ tiêu nghĩa vụ phải nộp đối với nhà nước như thuế TNCN, bảo hiểm bắt buộc…
  • Quản lý các khoản thu nhập khác ngoài lương để quyết toán thuế TNCN cuối năm.

ke-toan-tien-luong-cong-viec

2. Yêu cầu đối với nhân viên kế toán tiền lương

– Có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán, biết cách tính và khai báo các khoản phụ cấp, thu nhập các khoản khấu trừ.

– Có khả năng tìm hiểu thông tin về những vấn đề sau:

  • Lương, phụ cấp của nhân viên, các nhân tố ảnh hưởng đến phụ cấp.
  • Các khoản thu nhập chịu thuế, không chịu thuế TNCN, các khoản giảm trừ…
  • Thủ tục đăng ký tham gia bảo hiểm cho nhân viên
  • Tỷ lệ trích các khoản theo lương mới nhất.

– Biết cách tính thuế TNCN và kê khai thuế TNCN.

– Có hiểu biết nhất định về các yếu tố ảnh hưởng đến nhân sự và tính lương của doanh nghiệp như kỳ tính lương, số ngày/giờ làm việc trong tháng…

3. Các chứng từ cần sử dụng đối với kế toán tiền lương

Ke-toan-tien-luong-yeu-cau

  • Bảng chấm công
  • Bảng tạm ứng lương công ty
  • Phiếu tạm ứng lương nhân viên
  • Bảng thanh toán lương và BHXH
  • Bảng kê chi tiết phụ cấp
  • Phiếu lương nhân viên
  • Bảng lương thanh toán qua ngân hàng
  • Báo cáo quyết toán thuế TNCN
  • Các biểu mẫu báo cáo BHXH
  • Hợp đồng lao động
  • Các quyết định thôi việc, chấm dứt Hợp đồng

Trên đây là những công việc cơ bản nhất, cũng như một số yêu cầu và các chứng từ kế toán tiền lương cần lưu ý. Bài viết hy vọng đã giúp cho các bạn kế toán tiền lương hiểu rõ những công việc mình cần hoàn thành, từ đó có thể đạt kết quả công việc tốt hơn.

>> Hướng dẫn công việc chi tiết của kế toán thuế trong doanh nghiệp