Mẫu chứng từ hàng tồn kho Mời tải về mẫu Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn vật tư,...

Mời tải về mẫu Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn vật tư, hàng hóa

47010

Để theo dõi tình trạng vật tư, hàng hóa nhập, xuất, tồn hàng kỳ, kế toán phải lập Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn vật tư, hàng hóa. Mời bạn đọc tham khảo và tải về mẫu Bảng tổng hợp này tại bài viết dưới đây.

Tải về mẫu Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn vật tư, hàng hóa

Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn vật tư, hàng hóa

Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn vật tư, hàng hóa là tài liệu dùng để theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn đầu kỳ, cuối kỳ của vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa trong kho của doanh nghiệp. Căn cứ để lập bảng là sổ chi tiết vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa.

Tải về mẫu Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn vật tư, hàng hóa
Sổ chi tiết vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa.

Bảng tổng hợp này thường được lập vào cuối kỳ. Có thể là cuối tháng, cuối quý, cuối năm tùy theo mỗi doanh nghiệp.

Để việc theo dõi tình hình xuất, nhập, tồn dễ dàng hơn, kế toán thường lập Bảng tổng hợp và theo dõi trên Excel. Ketoan.vn xin cung cấp cho bạn đọc mẫu Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn vật tư, hàng hóa (file Excel) dưới đây. Mời bạn đọc tham khảo và tải về TẠI ĐÂY.

Tải về mẫu Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn vật tư, hàng hóa

Hướng dẫn ghi Bảng Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn vật tư, hàng hóa

Phần thông tin cơ bản

– Dòng “Đơn vị”, “Địa chỉ”: điền tên đơn vị và địa chỉ của đơn vị có Bảng tổng hợp này.

– Dòng “Số hiệu tài khoản”: số tài khoản của đối tượng cần theo dõi. Ví dụ lập bảng tổng hợp cho đối tượng là vật liệu: điền TK 152.

– Dòng “Tên tài khoản”: điền tên tài khoản. Ví dụ tài khoản hàng hóa, tài khoản vật liệu,…

– Cột “STT”: điền số thứ tự của từng loại vật tư, hàng hóa.

– Cột “Mã số”: điền mã vật tư, hàng hóa. Mã này có thể lấy từ phần “Mã số” trong Sổ chi tiết của vật tư, hàng hóa hoặc trong bảng danh mục hàng hóa.

– Cột “Tên vật tư, hàng hóa”: điền tên đầy đủ của từng vật tư, hàng hóa.

– Cột “ĐVT”: điền đơn vị tính của từng loại vật tư, hàng hóa tương ứng.

Số liệu nhập, xuất, tồn

– Cột “Tồn đầu kỳ”:

+ “Số lượng”: đây là số lượng vật tư, hàng hóa tồn đầu kỳ. Lấy số liệu phần “Số lượng” của cột “tồn cuối kỳ” kỳ trước sang. Hoặc lấy số liệu ở phần “số lượng” của cột “Tồn đầu kỳ” trong Sổ chi tiết vật tư, hàng hóa.

+ Cột “Thành tiền”: điền tương tự cột “Số lượng”.

Lưu ý: nếu vật tư, hàng hóa phát sinh kỳ này là kỳ đầu tiên thì Số lượng và Thành tiền tồn đầu kỳ bằng 0.

– Cột “Nhập trong kỳ”:

+ Cột “Số lượng”: lấy số liệu ở phần tổng số lượng nhập trong kỳ từ Sổ chi tiết vật tư, hàng hóa sang.

+ Cột “Thành tiền”: lấy số liệu ở phần tổng số tiền nhập vật tư, hàng hóa trong kỳ từ Sổ chi tiết vật tư, hàng hóa sang.

– Cột “Tồn cuối kỳ”:

+ Cột “Số lượng”: số lượng tồn cuối kỳ được xác định theo công thức sau:

Số lượng tồn cuối kỳ = Số lượng tồn đầu kỳ + Số lượng nhập trong kỳ – Số lượng xuất trong kỳ

+ Cột “Thành tiền”: kết quả cột này được xác định theo công thức sau:

Thành tiền tồn cuối kỳ = Thành tiền tồn đầu kỳ + Thành tiền nhập trong kỳ – Thành tiền xuất trong kỳ

– Dòng “Cộng”: cộng các số liệu cột “Thành tiền” ở các mục “Tồn đầu kỳ”, “Nhập trong kỳ”, “Tồn cuối kỳ”.

Trên đây là mẫu Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn vật tư, hàng hóa. Mời bạn đọc tham khảo và tải về sử dụng. Chúc các bạn thành công.

Phần mềm kế toán MISA SME.NET hỗ trợ doanh nghiệp tự động tính giá xuất kho theo nhiều phương pháp: Bình quân cuối kì, Bình quân tức thời… và tính giá xuất cho từng hàng hóa. Đồng thời Cho phép nhập kho, xuất kho; quản lý, theo dõi hàng hóa theo nhiều đặc tính như: màu sắc, size, số máy, số khung…

Để tìm hiểu chi tiết hơn về nghiệp vụ quản lý kho trên phần mềm kế toán MISA SME.NET, anh chị vui lòng đăng ký tại link dưới đây:

Xem thêm:

Tải về Luật Quản lý thuế 2019 số 38/2019/QH14

Tải miễn phí mẫu bảng tính lương thường dùng trong doanh nghiệp

Mời tải về mẫu Giấy đi đường mới nhất năm 2020