Tài khoản 642 dùng để phản ánh các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp (Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp,. . .); bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của nhân viên quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuê đất, thuế môn bài; khoản lập dự phòng phải thu khó đòi; dịch vụ mua ngoài (Điện, nước, điện thoại, fax, bảo hiểm tài sản, cháy nổ. . .); chi phí bằng tiền khác (Tiếp khách, hội nghị khách hàng. . .). Ketoan.vn xin cung cấp cho bạn đọc cách hạch toán tài khoản 642 tại bài viết dưới đây.
Nguồn bài viết: Hướng dẫn hạch toán tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp theo thông tư 200 |
Nguyên tắc kế toán
1. Chi phí quản lý chung của doanh nghiệp gồm:
- Lương nhân viên bộ phận QLDN.
- BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp của nhân viên QLDN.
- Chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho QLDN.
- Tiền thuê đất, thuế môn bài.
- Khoản lập dự phòng phải thu khó đòi.
- Dịch vụ mua ngoài: điện, nước, điện thoại,…
- Chi phí bằng tiền khác: tiếp khách, hội nghị…
2. Các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp (QLDN) không được coi là chi phí tính thuế TNDN nhưng có đầy đủ hóa đơn, chứng từ và đã hạch toán đúng theo Chế độ kế toán thì không được ghi giảm chi phí kế toán. Lúc này chỉ được điều chỉnh trong quyết toán thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp.
3. Tài khoản 642 mở chi tiết theo từng nội dung chi phí. Tài khoản 642 có thể được mở thêm các tài khoản cấp 2. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí QLDN vào bên Nợ tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
Kết cấu của tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Bên Nợ:
– Các chi phí QLDN thực tế phát sinh trong kỳ.
– Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này lớn hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết.
Bên Có:
– Các khoản được ghi giảm chi phí QLDN.
– Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết.
– Kết chuyển chi phí QLDN vào tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp, có 8 tài khoản cấp 2:
– TK 6421 – Chi phí nhân viên quản lý
– TK 6422 – Chi phí vật liệu quản lý
– TK 6423 – Chi phí đồ dùng văn phòng
– TK 6424 – Chi phí khấu hao TSCĐ
– TK 6425 – Thuế, phí và lệ phí
– TK 6426 – Chi phí dự phòng
– TK 6427 – Chi phí dịch vụ mua ngoài
– TK 6428 – Chi phí bằng tiền khác
Hướng dẫn hạch toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu
*Hạch toán các khoản phải trả cho nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp, trích BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp của nhân viên QLDN
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6421)
Có các TK 334, 338.
*Hạch toán giá trị vật liệu xuất dùng, hoặc mua vào sử dụng ngay cho QLDN
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6422)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
Có các TK 111, 112, 242, 331,…
*Hạch toán giá trị công cụ, dụng cụ xuất dùng hoặc mua sử dụng ngay cho bộ phận quản lý
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6423)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 153 – Công cụ. dụng cụ
Có các TK 111, 112, 331,…
*Trích khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý chung của doanh nghiệp
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6424)
Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ.
*Thuế phải nộp Nhà nước
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6425)
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
*Lệ phí giao thông, lệ phí qua cầu, phà phải nộp
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6425)
Có các TK 111, 112,…
*Dự phòng các khoản phải thu khó đòi khi lập Báo cáo tài chính
– Khi số dự phòng phải thu khó đòi phải trích lập kỳ này lớn hơn số đã trích lập từ kỳ trước:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6426)
Có TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2293).
– Khi số dự phòng phải thu khó đòi phải trích lập kỳ này nhỏ hơn số đã trích lập từ kỳ trước:
Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2293)
Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6426).
*Hạch toán tiền điện thoại, điện, nước mua ngoài phải trả, chi phí sửa chữa TSCĐ một lần với giá trị nhỏ
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6427)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có các TK 111, 112, 331, 335,…
*Chi phí phát sinh về hội nghị, tiếp khách, chi cho lao động nữ, chi cho nghiên cứu, đào tạo, chi nộp phí tham gia hiệp hội và chi phí quản lý khác
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6428)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có các TK 111, 112, 331,…
*Thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ phải tính vào chi phí QLDN
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331, 1332).
*Đối với sản phẩm, hàng hoá tiêu dùng nội bộ sử dụng cho mục đích quản lý
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có các TK 155, 156 (chi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá vốn hàng hoá).
Nếu phải kê khai thuế GTGT cho sản phẩm, hàng hoá tiêu dùng nội bộ, kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp.
*Khi phát sinh các khoản ghi giảm chi phí QLDN
Nợ các TK 111, 112,…
Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp.
*Cuối kỳ kế toán, xác định kết quả kinh doanh trong kỳ:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Xem thêm:
Phương pháp kế toán tài khoản 611 – Mua hàng theo Thông tư 200
Hướng dẫn hạch toán tài khoản 213 – Tài sản cố định vô hình theo Thông tư 200
Hướng dẫn hạch toán tài khoản 211 – Tài sản cố định hữu hình theo Thông tư 200