Nghiệp Vụ old Tài sản cố định là gì? Cách phân loại tài sản cố...

Tài sản cố định là gì? Cách phân loại tài sản cố định trong doanh nghiệp

3666
phan-loai-tai-san-co-dinh

Doanh nghiệp nào cũng sở hữu tài sản cố định. Vậy tài sản cố định là gì mà đóng vai trò quan trọng như thế? Cách phân loại như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các câu hỏi liên quạn đến tài sản cố định dựa trên Thông tư 45/2018/TT-BTC hướng dẫn về quản lý tài sản cố định.

1. Tài sản cố định là gì?

Tài sản cố định được hiểu là tất cả những tài sản của doanh nghiệp có giá trị lớn, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi trên 1 năm hoặc trên 1 chu kỳ kinh doanh.

dinh-nghia-tai-san-co-dinh

2. Tiêu chuẩn của tài sản cố định

Tài sản cố định được xét dựa trên 3 tiêu chuẩn chính sau:

– Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

– Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;

– Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.

3. Phân loại tài sản cố định

Phân loại theo tính chất, đặc điểm của tài sản

Tài sản cố định hữu hình

– Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất, có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, thỏa mãn 2 tiêu chuẩn sau:

  • Có thời gian sử dụng từ 01 năm trở lên.
  • Có nguyên giá từ 10.000.000 đồng trở lên.

tai-san-co-dinh

– Tài sản cố định hữu hình bao gồm:

  • Loại 1: Nhà, công trình xây dựng
  • Loại 2: Vật kiến trúc
  • Loại 3: Xe ô tô gồm: Xe ô tô phục vụ công tác các chức danh, xe ô tô phục vụ công tác chung, xe ô tô chuyên dùng, xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước và xe ô tô khác.
  • Loại 4: Phương tiện vận tải khác
  • Loại 5: Máy móc, thiết bi
  • Loại 6: Cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm

Tài sản cố định vô hình

– Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đã đầu tư chi phí tạo lập tài sản hoặc được hình thành qua quá trình hoạt động, thỏa mãn 2 điều kiện trên như tài sản cố định hữu hình.

– Tài sản cố định vô hình bao gồm:

  • Loại 1: Quyền sử dụng đất
  • Loại 2: Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả
  • Loại 3: Quyền sở hữu công nghiệp

tai-san-co-dinh-vo-hinh

  • Loại 4: Quyền đối với giống cây trồng
  • Loại 5: Phần mềm ứng dụng
  • Loại 6: Thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập (bao gồm các yếu tốt năng lực, chất lượng, uy tín, yếu tố lịch sử, bề dày truyền thống của đơn vị sự nghiệp công lập và các yếu tố khác có khả năng tạo ra các quyền, lợi ích kinh tế cho đơn vị sự nghiệp công lập).

Phân loại theo nguồn gốc hình thành tài sản

  • Tài sản cố định hình thành do mua sắm
  • Tài sản cố định hình thành do đầu tư xây dựng
  • Tài sản cố định được giao, nhận điều chuyển
  • Tài sản cố định được tặng cho, khuyến mại
  • Tài sản cố định khi kiểm kê phát hiện thừa chưa được theo dõi trên sổ kế toán
  • Tài sản cố định được hình thành từ nguồn khác.

tai-san-co-dinh-huu-hinh

4. Các loại tài sản không được coi là tài sản cố định

  • Chi phí thành lập doanh nghiệp
  • Chi phí đào tạo nhân viên
  • Chi phí quảng cáo phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp
  • Chi phí cho giai đoạn nghiên cứu
  • Chi phí chuyển dịch địa điểm
  • Chi phí mua để có và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại, lợi thế kinh doanh

Những loại chi phí này được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tối đa không quá 3 năm theo quy định của Luật thuế TNDN.

Bài viết hy vọng đã cung cấp những thông tin cơ bản nhất giúp bạn hiểu rõ hơn về tài sản cố định và cách phân loại các loại tài sản cố định trong doanh nghiệp.

>> Cập nhật cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2019