Đối với các doanh nghiệp, việc mua hàng hóa bên ngoài xảy ra thường xuyên. Và trong quá trình mua hàng này, kế toán viên cần phải tính giá trị hàng hóa trong doanh nghiệp.
Công thức tính giá trị hàng hóa mua vào trong nước
Khi doanh nghiệp mua các mặt hàng ở trong nước, nhập vào kho của doanh nghiệp. Công thức tính giá trị hàng hóa như sau:
Giá nhập kho = giá ghi hóa đơn + thuế, phí không được hoàn lại – các khoản giảm giá + chi phí phát sinh khi mua hàng.
Trong đó:
Giá được ghi trên hóa đơn
Giá ghi trên hóa đơn là trị giá những mặt hàng khi doanh nghiệp mua vào. Mỗi doanh nghiệp sẽ có một cách tính khác nhau dựa vào cách tính thuế GTGT của doanh nghiệp. Kế toán viên có thể xác định mức giá trị hàng hóa như sau:
- Đối với những doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ để tính thuế. Giá hàng hóa được ghi trên hóa đơn sẽ là giá mặt hàng khi chưa được tính thêm thuế GTGT. Giá sẽ được ghi ở phần cuối tổng cộng tiền hàng.
- Đối với những doanh nghiệp áp dụng phương pháp trực tiếp để tính thuế. Mức giá được ghi ở trên hóa đỡ đã được tính thêm cả thuế GTGT. Mức giá sẽ được ghi ở phần cuối tổng cộng thanh toán của hóa đơn.
Thuế và phí không được hoàn lại
Những loại thuế và phí không được hoàn lại trong doanh nghiệp bao gồm:
- Thuế bảo vệ môi trường và Thuế tiêu thụ đặc biệt. Khi các doanh nghiệp mua hàng, thông thường những mức giá được ghi ở trên hóa đơn đã bao gồm các loại thuế này.
- Phí đăng ký và thuế trước bạ. Khi những mặt hàng mà bạn mua là xe cơ giới, sẽ không được miễn những loại thuế và phí này.
Các khoản giảm giá
Đối với các khoản giảm giá trong quá trình mua hàng mà doanh nghiệp thường gặp, bao gồm:
- Chiết khấu thương mại: khi mà doanh nghiệp mua hàng hóa với số lượng lớn. Thường sẽ được bên bán hàng giảm cho một phần giá bán. Được gọi chiết khấu thương mại
- Giảm giá mua hàng: Khi mua hàng, doanh nghiệp được bên bán giảm giá, không cần mua với số lượng lớn.
Chi phí phát sinh khi mua hàng
Các khoản chi phí sẽ phát sinh trong quá trình mua hàng, bao gồm:
- Chi phí vận chuyển hàng hóa và bốc dỡ hàng hóa. Trong trường hợp mà bên bán không chịu trách nhiệm về chi phí vận chuyển
- Chi phí mua: Chi phí đưa cho nhân viên để trả tiền mua hàng
- Chi phí hao hụt: Chí phí này phát sinh đối với những mặt hàng có thể hao hụt khi để lâu ngày.
- Phí bảo hiểm
- Phí lưu kho hàng
- Chi phí lắp đặt và chạy thử đối với máy móc, đồ điện tử
Công thức tính giá trị hàng hóa nhập khẩu
Khi doanh nghiệp mua hàng hóa nhập khẩu, kế toán viên sẽ tính giá trị hàng hóa dựa trên những công thức như sau:
Giá hàng = Giá trên hóa đơn + thuế, phí không được hoàn lại – các khoản giảm giá + chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng.
Trong đó:
Giá trên hóa đơn, các khoản giảm giá và chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng được tính như giá trị mua hàng trong nước.
Thuế phí không được hoàn lại
Đối với các khoản thuế và phí không được hoàn lại khi mua hàng nhập khẩu. Bao gồm các loại thuế và phí như sau:
- Thuế bảo vệ môi trường: Đối với những mặt hàng có thể gây ảnh hưởng đến môi trường và chịu thuế Bảo vệ môi trường
- Thuế tiêu thụ đặc biệt: Đối với những mặt hàng thuộc nhóm thuế tiêu thụ đặc biệt
- Thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng mua với hình thức nhập khẩu vào Việt Nam
- Phí đăng ký và thuế trước bạ. Khi những mặt hàng mà bạn mua là xe cơ giới, sẽ không được miễn những loại thuế và phí này.
Như vậy, khi kế toán viên muốn tính giá trị hàng hóa mua ngoài vào, chỉ cần áp dụng theo các công thức trên đã có thể tính được chính xác giá trị của các mặt hàng mua vào trong doanh nghiệp.
Xem thêm:
Bảo hiểm thất nghiệp 2020: Làm thế nào để được hưởng nhanh nhất?