Kinh nghiệm Những điều cần biết về Trợ cấp tai nạn nghề nghiệp cho...

Những điều cần biết về Trợ cấp tai nạn nghề nghiệp cho lao động thời vụ

293
Những điều cần biết về Trợ cấp tai nạn nghề nghiệp cho lao động thời vụ

Tai nạn nghề nghiệp đã không quá xa lạ đối với người lao động, đặc biệt đối với người lao động chân tay. Như vậy, những đối tượng lao động thời vụ khi bị tai nạn, có được trợ cấp tai nạn nghề nghiệp hay không?

Những điều cần biết về Trợ cấp tai nạn nghề nghiệp cho lao động thời vụ

Doanh nghiệp chịu trách nhiệm trợ cấp tai nạn nghề nghiệp

Khi người lao động thời vụ bị tai nạn nghề nghiệp, người sử dụng lao động cần phải có trách nhiệm. Được quy định trong Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015. Cụ thể như sau:

  • Doanh nghiệp cần phải sơ cứ và cấp cứu kịp thời
  • Tạm ứng tiền sơ cứu và cấp cứu cho người lao động khi bị tai nạn
  • Cho đến khi người lao động ổn định, doanh nghiệp sẽ thanh toán chi phí sơ cứu cấp cứu. Cụ thể như sau:

+ Doanh nghiệp sẽ chi những khoản đồng chi trả. Cùng những khoản chi phí không có trong danh mục trợ cấp của Bảo hiểm y tế đối với người tham gia Bảo hiểm Y tế.

+ Toàn bộ các khoản chi phí điều trị đối với người lao động không tham gia BHYT.

  • Doanh nghiệp phải chi trả đủ các khoản lương trong thời gian nghỉ việc điều trị cho người lao động.

Bồi thường khi không phải lỗi của người lao động

Nếu người lao động bị tai nạn mà không phải do lỗi của NLĐ gây ra, bên doanh nghiệp sẽ bồi thường cho NLĐ. Cụ thể như sau:

  • Trường hợp mà người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5 cho đến 10%. Doanh nghiệp sẽ bồi thường ít nhất bằng 1,5 tháng lương cơ bản cuar NLĐ. Nếu người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 11 – 80%. Cứ tăng lên 1%, phía doanh nghiệp sẽ phải cộng thêm 0,4 tháng lương cho NLĐ.
  • Trường hợp mà NLĐ suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên. Hoặc người lao động bị chết do tai nạn lao động. Doanh nghiệp phải bồi thường ít nhất 30 tháng lương cho NLĐ hoặc cho nhân thân của NLĐ.

Trợ cấp khi do lỗi của người lao động

Doanh nghiệp sẽ trợ cấp cho NLĐ bằng ít nhất 40% nếu như NLĐ mất khả năng lao động ở mức tương ứng

Bên cạnh đó, người sử dụng lao động sẽ giới thiệu cho NLĐ để được giám định y khoa. Để NLĐ có thể xác định được khả năng lao động và được điều trị tốt nhất. Sau khi NLĐ đã phục hồi, cần phải sắp xếp công việc thực sự phù hợp với tình trạng sức khỏe của NLĐ.

Trợ cấp tai nạn nghề nghiệp khi suy giảm từ 5% khả năng lao động

Trợ cấp 1 lần cho người lao động thời vụ

Trợ cấp tai nạn nghề nghiệp đối với người lao động thời vụ

Đối với những NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 5 cho đến 30%. Những đối tượng này sẽ được trợ cấp 1 lần. Giảm 5% sẽ được trợ cấp 5 lần mức lương cơ sở. Nếu khả năng suy giảm tăng lên, cứ tăng 1% sẽ được cộng thêm 0,5 mức lương cơ sở. Đã được quy định trong Điều 48 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.

Công thức tính mức lương trợ cấp:

Mức trợ cấp = 5 x Lương cơ sở + (M – 5) x 0,5 x Mức lương cơ sở

Trong đó: M là phần trăm suy giảm khả năng lao động trong khoảng từ 5 đến 30%.

Trợ cấp tai nạn nghề nghiệp hàng tháng cho người lao động thời vụ

Những người lao động khi bị tai nạn nghề nghiệp và bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên. NLĐ này sẽ được trợ cấp hàng tháng. Cụ thể:

  • Người bị suy giảm khả năng lao động từ 31% sẽ được trợ cấp 30% mức lương cơ sở. Sau đó, nếu NLĐ cứ bị suy giảm thêm 1%, sẽ được cộng thêm 2% mức lương cơ sở.

Công thức tính trợ cấp tháng cho NLĐ như sau:

Mức trợ cấp = 30% x Mức lương cơ sở + (M – 31) x 2% x Mức lương cơ sở

Trong đó, M là mức suy giảm khả năng lao động, từ 31% trở lên.

Trợ cấp phục vụ cho người lao động

Đối với những lao động thời vụ khi bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên. Tình trạng bệnh quá nặng, ví dụ như bị liệt cột sống, bị mù hai mắt, bị liệt hai chi…  sẽ được trợ cấp phục vụ. Hàng tháng, mức hưởng trợ cấp phục vụ của NLĐ bằng lương cơ sở hàng tháng

Trợ cấp hồi sức và dưỡng sức khi bị tai nạn

Sau khi đã phục hồi, nhưng NLĐ vẫn sẽ được trợ cấp dưỡng sức để sức khỏe phục hồi hoàn toàn. Cụ thể mức trợ cấp như sau:

  • Suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên sẽ được nghỉ tối đa 10 ngày
  • Suy giảm khả năng lao động từ 31% – 50% sẽ được nghỉ tối đa 7 ngày
  • Suy giảm khả năng lao động từ 15% – 30% sẽ được nghỉ tối đa 3 ngày

Mỗi ngày nghỉ, NLĐ sẽ được hưởng 30% mức lương cơ sở.

Trợ cấp cho NLĐ nếu chết do tai nạn lao động

Trường hợp tai nạn lao động và chết, NLĐ sẽ được trợ cấp 36 lần mức lương cơ sở của tháng cuối cùng mà NLĐ làm việc. Phần trợ cấp này sẽ được trao cho nhân thân của NLĐ.

Xem thêm:

Bảo hiểm thất nghiệp 2020: Làm thế nào để được hưởng nhanh nhất?

Bảo hiểm y tế số 4: Mức hưởng và đối tượng được hưởng

Đóng BHXH tự nguyện trong bao lâu thì được nhận lương hưu?