Kế toán cho giám đốc old Tất tần tật về tài khoản 242 – Chi phí trả trước...

Tất tần tật về tài khoản 242 – Chi phí trả trước dài hạn

4369

Tài khoản 242 dùng để phản ánh các chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có liên quan đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi hạch toán tài khoản cần tuân thủ gì? Kết cấu nội dung phản ánh của tài khoản ra sao? Để hiểu rõ hơn vấn đề trên chúng ta tìm hiểu nhé.

Bài tham khảo: Chi tiết hạch toán tài khoản 242 – Chi phí trả trước theo thông tư 200

Tất tần tật về tài khoản 242 – Chi phí trả trước dài hạn

Định nghĩa tài khoản 242

Tài khoản 242 là chi phí trả trước dài hạn. Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí thực tế đã phát sinh. Thế nhưng có liên quan đến kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của 

Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí thực tế đã phát sinh. Nhưng có liên quan đến kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều niên độ kế toán. Và việc kết chuyển các khoản chi phí này vào chi phí sản xuất, kinh doanh của niên độ kế toán sau.

Hạch toán tài khoản 242 cần tuân thủ một số quy định

Khi hạch toán tài khoản chúng ta cần phải tuân thủ những quy định sau đây:

  • Thuộc loại chi phí trả trước dài hạn

+ Chi phí trả trước về thuê hoạt động TSCĐ phục vụ cho sản xuất, kinh doanh nhiều năm tài chính. Trường hợp trả trước tiền thuê đất có thời hạn nhiều năm. Và sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thì số tiền trả trước về thuê đất có thời hạn không được hạch toán vào TK 242. Mà phải hạch toán vào TK 213.

+ Tiền thuê cơ sở hạ tầng đã trả trước cho nhiều năm và phục vụ cho kinh doanh nhiều kỳ. Thế nhưng vẫn không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng.

+ Chi phí trả trước phục vụ cho hoạt động kinh doanh của nhiều năm tài chính.

  • Chỉ hạch toán vào tài khoản 242 những khoản chi phí phát sinh có liên quan đến một năm tài chính.
  • Việc tính và phân bổ chi phí trả trước dài hạn vào các chi phí. Chi phí sản xuất, kinh doanh từng niên độ kế toán. Cần phải căn cứ vào tính chất, mức độ từng loại chi phí. Và lựa chọn phương pháp tiêu thức phù hợp nhất.
  • Kế toán cần phải theo dõi chi tiết từng khoản chi phí trả trước dài hạn đã phát sinh. Hoặc đã phân bổ vào các đối tượng chịu chi phí của từng kỳ hạch toán. Và một số còn lại chưa phân bổ vào chi phí. 
  • Doanh nghiệp cần phải mở sổ chi tiết theo dõi riêng biệt chênh lệch tỷ giá hối đoái. Là lỗ tỷ giá của hoạt động đầu tư XDCB phát sinh. Trong giai đoạn trước hoạt động chưa phân bổ vào chi phí.

Kế cấu nội dung phản ánh của tài khoản 242

Bên nợ

+ Các khoản chi phí trả trước dài hạn phát sinh trong kỳ.

+ Phản ánh số kết chuyển chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh. Và chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ. LÀ giai đoạn trước hoạt động khi hoàn thành đầu tư để phân bổ dần vào chi phí tài chính.

Bên có

+ Các khoản chi phí trả trước dài hạn đã tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.

+Phản ánh số phân bổ chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh. Và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB. Đây là giai đoạn trước hoạt động khi hoàn thành đầu tư vào chi phí tài chính trong kỳ.

Số dư bên nợ

+ Các khoản chi phí trả trước dài hạn chưa tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.

+ Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ. Những khoản có gốc ngoại tệ (lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB giai đoạn trước hoạt động. Khi hoàn thành đầu tư xử lý tại thời điểm cuối năm tài chính.

Trên đây đã làm rõ cho chúng ta những vấn đề cơ bản nhất của tài khoản 242. Khi hạch toán tài khoản cần tuân thủ gì? Kết cấu nội dung phản ánh của tài khoản ra sao,… Nếu như có gì thắc mắc bạn có thể tham khảo để nắm bắt được thông tin chính xác hơn. Hy vọng bài thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn nhiều khi hạch toán.

Xem thêm

Thời gian thử việc có thể lên đến 6 tháng kể từ năm 2021

Trách nghiệm của doanh nghiệp khi chấm dứt hợp đồng với người lao động

Hướng dẫn cách tra cứu bảo hiểm xã hội mới nhất