Nhiều doanh nghiệp trong tình trạng không đáp ứng được đủ số lượng sản phẩm, hiệu suất công việc. Vì lý do này mà không ít doanh nghiệp đã sử dụng lao động để làm việc tăng ca. Và khi sử dụng những đối tượng lao động này, kế toán cần phải lưu ý những vấn đề dưới đây.
Cần lưu ý đến số giờ làm việc tăng ca của NLĐ
Số giờ làm việc tăng ca của người lao động được quy định như sau:
- Nếu người lao động tăng ca và tính giờ làm việc theo ngày. Số giờ mà người lao động tăng ca không được vượt quá 50% số giờ làm việc chính ở trong ngày.
- Nếu người lao động tăng ca tính theo tuần. Như vậy, tổng số giờ mà người lao động làm việc cả bình thường và tăng ca không được quá 12 giờ trong 1 ngày.
- Tổng thời gian tăng ca làm việc trung bình của một người lao động. Không được vượt quá 30 giờ trên 1 tháng và 200 giờ trong 1 năm.
- Đối với trường hợp mà người lao động làm việc ở các lĩnh vực như sản xuất giày dép, dệt may, da hoặc chế biến nông lâm thủy sản. Người lao động trong trường hợp này được ngoại lệ. Thời gian làm việc không được quá 300 giờ trong 1 năm.
Nếu trong trường hợp mà doanh nghiệp vi phạm về giờ làm việc tăng ca của người lao động. Dựa vào khoản 4 Điều 14 Nghị định 95/2013/NĐ-CP, doanh nghiệp có thể bị phạt hành chính từ 10 triệu đến 20 triệu đồng.
Lưu ý đối với người lao động từ 15 đến 18 tuổi
Trong Điều 163 Bộ luật Lao động 2012 đã nêu rõ. Khi doanh nghiệp sử dụng những lao động có độ tuổi dao động từ 15 đến dưới 18 cần phải lưu ý. Người lao động nằm trong độ tuổi này sẽ chỉ được làm tăng ca ở trong một số những công việc nhất định. Những công việc này đã được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
Nhưng đối với điều luật này, không có danh sách những công việc mà nhóm tuổi này được làm tăng ca thêm giờ. Chỉ có danh sách những công việc mà độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi không được làm thêm. Bao gồm những công việc như nhuộm hoặc hấp sợi vải. Làm các công việc ở trên máy bay. Những công việc như sơ chế sản phẩm từ cây tre, mây hoặc nứa..
Nếu doanh nghiệp để cho người lao động từ 15 đến 18 tuổi làm thêm giờ với những công việc cấm này. Doanh nghiệp sẽ bị phạt hành chính từ 10 đến 15 triệu đồng theo quy định. Doanh nghiệp sẽ bị phạt hành chính từ 20 triệu đến 25 triệu đồng. Trong trường hợp sử dụng lao động chưa đủ độ tuổi thành niên làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm.
Đối tượng phụ nữ mang thai không được làm việc tăng ca
Đối tượng phụ nữ mang thai khi làm việc. Đặc biệt làm việc thêm giờ cần phải cân nhắc hơn cả. Trong Điều 155 Bộ luật Lao động 2012 đã quy định về đối tượng phụ nữ mang thai làm việc thêm giờ như sau:
- Nếu như lao động ở các địa điểm như hải đảo, vùng xa hoặc vùng biên giới. Phụ nữ mang thai từ tháng 06 không được phép làm việc thêm giờ.
Trong trường hợp mà doanh nghiệp cố tình sử dụng đối tượng phụ nữ mang thai từ tháng thứ 06 làm việc thêm giờ. Doanh nghiệp có thể bị phạt hành chính từ 20 triệu đồng trở lên theo quy định trong Điều 18 Nghị định 95/2013/NĐ-CP.
Cần có sự đồng ý của người lao động khi làm việc tăng ca
Khi doanh nghiệp cần đến nguồn nhân lực để tăng ca. Người lao động sẽ tuân thủ theo sự sắp xếp của người sử dụng lao động. Tuy nhiên, không phải trong trường hợp nào, người lao động cũng cần tuân thủ theo sự sắp xếp của phía doanh nghiệp. Đặc biệt làm thêm giờ với những công việc nguy hiểm và gây độc hại đến sức khỏe.
Vậy nên, doanh nghiệp chỉ có thể sử dụng lao động làm việc thêm giờ. Khi mà đã nhận được sự đồng ý của người lao động. Ở trong khoản 3 Điều 14 Nghị định 95/2013/NĐ-CP đã quy định. Nếu như trường hợp người lao động không đồng ý tăng ca, nhưng doanh nghiệp lại cố tình ép buộc. Như vậy, doanh nghiệp sẽ bị phạt hành chính từ 20 triệu đến 25 triệu đồng.
Như vậy, khi sử dụng lao động làm việc thêm giờ. Người sử dụng lao động cần lưu ý đế không vô tình vi phạm Luật lao động.
Xem thêm:
Bảo hiểm thất nghiệp 2020: Làm thế nào để được hưởng nhanh nhất?