Các khoản phụ cấp đã không còn xa lạ đối với người lao động. Không chỉ có những khoản phụ cấp ăn trưa, phụ cấp xăng xe. Ngoài ra, trong nhiều doanh nghiệp còn có các khoản phụ cấp độc hại cho người lao động.
Khái niệm về phụ cấp độc hại
Tính đến thời điểm hiện tại, không có điều luật hay văn bản nào có quy định về khái niệm phụ cấp độc hại. Có thể hiểu, khi người lao động làm việc ở trong các môi trường độc hại hoặc cực kì độc hại. Người lao động làm những công việc có tính chất độc hại hoặc vô cùng độc hại. Những đối tượng người lao động này thường sẽ được nhận khoản phụ cấp này.
Khoản tiền phụ cấp độc hại được xem như một khoản tiền bù đắp về tinh thần cũng như sức khỏe cho người lao động. Mức phụ cấp đối với các công ty, doanh nghiệp và các ngành nghề không được quy định giống nhau. Tùy vào tính chất độc hại của công việc và môi trường làm việc. Mà các mức phụ cấp dành cho người lao động sẽ được quy định khác nhau.
Hướng dẫn người lao động tính tiền phụ cấp độc hại
Đối tượng cán bộ, công chức và viên chức
Đối với những khoản tiền phụ cấp độc hại. Thường sẽ được chia thành 4 cấp dành cho người lao động. Cụ thể là cấp 01, cấp 02, cấp 03 và cấp 04. Mỗi cấp sẽ tương ứng với mức lương cơ sở của thời điểm làm việc hiện tại. Điều này đã được quy định trong Thông tư 07/2005/TT-BNV.
Nếu tính lương cơ sở của người lao động trong thời điểm hiện tại. Mức lương cơ sở của người lao động đang ở mức 1,49 triệu đồng/tháng. Như vậy, dựa vào mức lương cơ sở của mình, người lao động có thể tự tính mức phụ cấp như sau:
- Đối với mức 01, tương đương với hệ số 0,1 sẽ bằng 149.000 đồng/tháng
- Đối với mức 02, tương đương với hệ số 0,2 sẽ bằng 298.000 đồng/tháng
- Đối với mức 03, tương đương với hệ số 0,3 sẽ bằng 447.000 đồng/tháng
- Đối với mức 04, tương đương với hệ số 0,4 sẽ bằng 596.000 đồng/tháng
Khoản phụ cấp này sẽ được tính dựa trên khoảng thời gian thực tế mà người lao động làm việc. Địa điểm làm việc là những nơi có điều kiện độc hại hoặc vô cùng độc hại. Mức phụ cấp này sẽ được người sử dụng lao động trả theo cùng kỳ lương hàng tháng.
Lưu ý, nếu người lao động làm việc dưới 4 giờ trong 1 ngày. Sẽ chỉ được tính bằng 1 nửa ngày làm việc. Trường hợp người lao động làm việc trên 4 tiếng trong 1 ngày. Sẽ được tính bằng 1 ngày làm việc.
Đối tượng làm việc trong công ty TNHH 1 thành viên
Đối với các khoản phụ cấp dành cho người lao động làm việc trong công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. Khoản phụ cấp được quy định trong Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH. Cụ thể như sau:
Đối với mức phụ cấp khi người lao động làm những công việc có tính chất độc hại, nặng nhọc và nguy hiểm. Mức phụ cấp được tính:
- Mức phụ cấp thấp nhất bằng 5%
- Mức phụ cấp cao nhất bằng 10%
Đối với mức phụ cấp khi người lao động làm những công việc có tính chất vô cùng độc hại, đặc biệt nặng nhọc và nguy hiểm. Mức phụ cấp được tính:
- Mức phụ cấp thấp nhất bằng 7%
- Mức phụ cấp cao nhất bằng 15%
Phần trăm của khoản phụ cấp này sẽ được tính dựa trên mức lương cơ bản của những công việc tương đương nhưng làm việc ở trong điều kiện bình thường.
Đối với thời gian tính phụ cấp cho người lao động, sẽ được tính gộp với lương hàng tháng của người lao động.
Tính phụ cấp độc hại đối với những người lao động còn lại
Khoản phụ cấp cho công việc độc hại sẽ được bên người sử dụng lao động và người lao động tự thỏa thuận. Sau khi đã đi đến thỏa thuận cuối cùng sẽ ghi vào trong hợp đồng lao động. Hoặc sẽ được ghi rõ ràng trong quy chế lao động của công ty. Điều này đã được quy định trong Điều 102 Bộ luật Lao động 2012.
Như vậy, những đối tượng người lao động khi làm việc ở trong môi trường độc hại, làm các công việc nặng nhọc. Mức trợ cấp cao hay thấp sẽ do cả hai bên tự thỏa thuận trong quá trình ký kế hợp đồng lao động. Tuy nhiên các doanh nghiệp hiện nay thường có mức phụ cấp độc hại khá cao. Như vậy mới thu hút được lao động làm việc.
Xem thêm:
Bảo hiểm thất nghiệp 2020: Làm thế nào để được hưởng nhanh nhất?