Kinh nghiệm Cần chú ý những gì khi tạm hoãn hợp đồng lao động?

Cần chú ý những gì khi tạm hoãn hợp đồng lao động?

294

Tạm hoãn hợp đồng lao động là một trong những cách thức bảo vệ việc làm cho người lao động trước những vấn đề trong cuộc sống. Dưới đây là những điều mà người lao động nên biết trong trường hợp này.

Cần chú ý những điều này khi tạm hoãn hợp đồng lao động

Khái niệm về tạm hoãn hợp đồng lao động

Tạm hoãn hợp đồng, một hình thức tạm ngừng hợp đồng làm việc ở trong một khoảng thời gian nhất định nào đó. Lý do tạm ngừng lao động có thể là lý do cá nhân của người lao động hoặc người sử dụng lao động. Hoặc có thể là lí do giữa hai bên tự thỏa thuận với nhau.

Các trường hợp được tạm hoãn hợp đồng lao động

Hiện nay, sẽ có 5 trường hợp được tạm hoãn hợp đồng. Những lý do này đã được quy định ở trong Điều 32 Bộ luật Lao động 2012. Những trường hợp cụ thể như sau:

  • Trong quá trình làm việc nhưng người lao động lại phải đi nghĩa vụ quân sự
  • Trong quá trình lao động, người lao động bị tạm giam hoặc tạm giữ theo quy định của pháp luật
  • Tron quá trình lao động, người lao động đã phải chấp hành quyết định của pháp luật. Áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc cơ sở cai nghiệp bắt buộc.
  • Lao động nữa mang thai trong quá trình làm việc. Tuy nhiên, khi đi khám có xác định của cơ sở khám, nếu tiếp tục làm việc sẽ có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi
  • Một số những lý do tạm nghỉ việc khác do hai bên tự thỏa thuận với nhau

Bên cạnh đó, trong Điều 9 Nghị định 05/2015/NĐ-CP đã bổ sung thêm một trường hợp mà người lao động có thể tạm nghỉ như sau:

  • Trong quá trình làm việc, người lao động đã được bổ nhiệm hoặc được cử làm người đại diện. Làm cho phần góp vốn của nhà nước.

Như vậy, có thể thấy rằng, trong những trường hợp được tạm nghỉ ở trên. Pháp luật ngày nay đã được cải tiến hơn rất nhiều khi có trường hợp 3 và trường hợp thứ 4. Bởi trong hai trường hợp này phát sinh từ thực tế. Nếu như người lao động không được tạm nghỉ, sau này sẽ ảnh hưởng đến công việc và tương lai của người lao động.

Tiếp tục công việc sau khi đã hết hạn tạm hoãn

Người lao động và người sử dụng lao động sẽ phải thực hiện một số điều cơ bản khi đã hết thời hạn tạm hoãn trong hợp đồng. Những điều này đã được quy định cụ thể và rõ ràng trong Điều 10 Nghị định 05/2015/NĐ-CP. Bao gồm:

Đối với phía người lao động

Khi đã hết thời hạn tạm hoãn công việc, người lao động cần phải thực hiện một số những điều như sau:

  • Người lao động phải có mặt ở địa điểm làm việc của mình trong vòng 15 ngày
  • Trong trường hợp người lao động bận và không thể có mặt tại địa điểm làm việc đúng hạn. Người lao động phải thỏa thuận lại với người sử dụng lao động về thời hạn quay trở lại nơi làm việc của mình.

Đối với phía người sử dụng lao động

Sau khi đã hết hạn tạm hoãn công việc, người sử dụng lao động cần phải thực hiện một số những nghĩa vụ như sau:

  • Người sử dụng lao động có trách nhiệm phải nhận người lao động quay trở lại làm việc.
  • Người sử dụng lao động phải tiến hành bố trí công việc cho người lao động đúng như trong giao kết đã thỏa thuận
  • Nếu như người lao động không thể bố trí được công việc mới cho người sử dụng lao động. Cần phải tiến hành thỏa thuận giữa hai bên và bố trí một công việc khác. Sau khi đã thỏa thuận, sẽ sửa đổi và bổ sung trong hợp đồng đã giao kết. Hoặc giữa hai bên sẽ giao kết lại hợp đồng mới.

Có thể thấy, đối với mỗi người lao động, sau khi các sự kiện tạm hoãn hợp đồng kết thúc. Khả năng tìm được công việc mới và ứng ý khá khó khăn. Như vậy, người lao động cần để tâm đến những vấn đề này để có thể tiếp tục công việc cũ của mình và tránh bị thất nghiệp.

Xem thêm:

Bảo hiểm thất nghiệp 2020: Làm thế nào để được hưởng nhanh nhất?

Bảo hiểm y tế số 4: Mức hưởng và đối tượng được hưởng

Đóng BHXH tự nguyện trong bao lâu thì được nhận lương hưu?