Trong thực tế, doanh nghiệp thường sản xuất nhiều mặt hàng và hoạt động nhập, xuất thành phẩm trong doanh nghiệp luôn có sự biến động lớn. Vậy làm thế nào để xác định giá gốc thành phẩm? Khái niệm thành phẩm là gì? Hãy theo dõi nội dung bài viết này nhé.
Khái niệm thành phẩm
Thành phẩm được xác định khi một sản phẩm hàng hóa đã được hoàn thành. Nó đã kết thúc toàn bộ các quy trình sản xuất. Quy trình sản xuất có thể do công ty tự thực hiện hoặc thuê dịch vụ ở ngoài sản xuất. Những mặt hàng này khi hoàn thành cần phải đảm bảo đã đạt đầy đủ tiêu chuẩn về chất lượng và kỹ thuật theo quy định. Và sản phẩm đã được nhập kho thành phẩm.
Thông thường, sẽ có nhiều người bị nhầm lẫn giữa thành phẩm và sản phẩm. Nhưng trên thực tế, cả hai khái niệm này hoàn toàn không hề giống nhau.
Phân biệt thành phẩm và sản phẩm
Để phân biệt được về thành phẩm và sản phẩm, bạn có thể tìm hiểu về hai khía cạnh của hai khái niệm như sau:
Thành phẩm
Giới hạn của thành phẩm
Thành phẩm chính là kết quả cuối cùng của một quy trình sản xuất. Nó được gắn liền với một quy trình sản xuất công nghệ và ở trong quy mô một doanh nghiệp nhất định nào đó.
Phạm vi của thành phẩm
Phạm vi của thành phẩm chỉ được xác định ở giai đoạn cuối cùng của một quy trình công nghệ trong một giai đoạn sản xuất.
Sản phẩm
Giới hạn của sản phẩm
Sản phẩm chính là kết quả cuối cùng của một quá trình sản xuất hay của một quá trình cung cấp dịch vụ
Phạm vi của sản phẩm
Đối với phạm vi của sản phẩm, nó bao gồm có thành phẩm và nửa thành phẩm.
Phương pháp xác định giá gốc của thành phẩm
Đối với kế toán viên, đặc biệt các kế toán viên trong doanh nghiệp sản xuất. Những đối tượng kế toán này cần phải nắm rõ những phương pháp xác định giá gốc của thành phẩm. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp để kế toán có thể vận dụng xác định giá gốc thành phẩm. Bao gồm những phương pháp như sau:
Nguyên tắc ghi sổ kế toán thành phẩm
Khi kế toán viên xác định giá gốc của thành phẩm dựa trên nguyên tắc này, kế toán viên cần đảm bảo giá trị của thành phẩm phải phải được ghi nhận dựa trên giá trị thực tế. Đối với trường hợp mà giá trị thuần của thành phẩm có thể thấp hơn giá gốc mà vẫn thực hiện được. Lúc này giá trị của thành phẩm phải phản ánh dựa trên giá trị thuần và phải đảm bảo có thể thực hiện được.
Nhưng trên thực tế hiện nay, một doanh nghiệp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp sản xuất, thường sản xuất rất nhiều mặt hàng. Đồng thời, trong quá trình xuất nhập thành phẩm trong doanh nghiệp thường sẽ có nhiều biến động lớn do nhiều nguyên nhân khác gây ra. Để có thể đảm bảo được tính kịp thời trong việc hạch toán hàng ngày. Kế toán viên hoàn toàn có thể sử dụng giá hạch toán để ghi chép vào trong sổ chi tiết thành phầm. Kế toán còn có thể sử dụng để ghi vào trong phiếu xuất nhập kho hàng trong doanh nghiệp.
Giá gốc của thành phẩm nhập kho
Để tính giá gốc thành phẩm nhập kho, kế toán có thể tham khảo cách tính như sau:
Các thành phẩm được doanh nghiệp xuất ra ngoài sẽ bằng với giá thành thực tế.
Thành phẩm thuê ngoài chế biến = Chi phí chế biến + Các chi phí liên quan trực tiếp đến công việc chế biến
Giá gốc của thành phẩm xuất kho
Để tính được giá gốc của thành phẩm xuất kho, kế toán viên có thể dựa theo công thức như sau:
Giá gốc thành phẩm xuất kho = Số lượng thành phẩm xuất kho x Đơn giá bình quân gia quyền
Đối với cách xác định đơn giá bình quân gia quyền, kế toán viên xác định như sau:
Đơn giá bình quân gia quyền cả kỳ dữ trữ = Giá gốc thành phẩm bị tồn đầu kỳ + Giá gốc thành phẩm nhập trong kỳ
Hoặc
Đơn giá bình quân gia quyền cả kỳ dữ trữ = Số thành phẩm bị tồn đầu kỳ + Số thành phẩm nhập trong kỳ
Kế toán viên có thể dựa vào công thức này để tính giá gốc thành phẩm xuất kho cho doanh nghiệp.
Xem thêm:
Những điểm quan trọng cần ghi nhớ khi Ký hợp đồng lao động
Làm sao để cùng được hưởng Trợ cấp thất nghiệp và Trợ cấp BHXH?
Bạn sẽ quản lý hóa đơn điện tử hiệu quả hơn khi xem bài viết này