Chi phí Lương Chia sẻ bộ bảng lương, bảng chấm công của bộ phận sản...

Chia sẻ bộ bảng lương, bảng chấm công của bộ phận sản xuất ở nhà máy

19517
Chia sẻ bộ bảng lương, bảng chấm công của bộ phận sản xuất ở nhà máy

Trong bài viết này, Ketoan.vn sẽ chia sẻ với các bạn bộ bảng lương đầy đủ của bộ phận sản xuất ở nhà máy gồm: bảng lương, bảng chấm công, bảng chấm công làm thêm giờ, danh sách tăng lương, bảng xếp loại CBCNV, phiếu đăng ký nhận lương và phiếu lĩnh lương.

Link tải bộ bảng lương đầy đủ của bộ phận sản xuất nhà máy tại đây.

1. Bảng lương

Bảng lương chính là căn cứ để trả lương người lao động. Bảng lương của  bộ phận sản xuất ở nhà máy gồm có các chỉ tiêu:

  • Chỉ tiêu 1: Mã nhân viên
  • Chỉ tiêu 2: Họ và tên
  • Chỉ tiêu 3: Chức vụ
  • Chỉ tiêu 4: Mức lương cơ bản
  • Chỉ tiêu 5: Mức lương dùng để tính đóng bảo hiểm
  • Chỉ tiêu 6: Mức lương 1 ngày công
  • Chỉ tiêu 7: Số ngày công tính lương sản xuất
  • Chỉ tiêu 8: Tiền lương sản xuất
  • Chỉ tiêu 9: Phụ cấp trách nhiệm
  • Chỉ tiêu 10: Phụ cấp điện thoại
  • Chỉ tiêu 11: Số giờ tính lương làm thêm giờ
  • Chỉ tiêu 12: Tiền lương làm thêm giờ
  • Chỉ tiêu 13: Xếp loại mức độ hoàn thành công việc trong tháng
  • Chỉ tiêu 14: Số tiền thưởng hoàn thành công việc trong tháng
  • Chỉ tiêu 15: Tiền phạt không hoàn thành công việc trong tháng
  • Chỉ tiêu 16: Tiền đóng BHXH trừ vào lương người lao động
  • Chỉ tiêu 17: Tiền đóng BHYT trừ vào lương người lao động
  • Chỉ tiêu 18: Tiền đóng BHTN trừ vào lương người lao động
  • Chỉ tiêu 19: Tiền đóng KPCĐ trừ vào lương người lao động
  • Chỉ tiêu 20: Tổng các khoản giảm trừ
  • Chi tiêu 21: Số tiền thực lĩnh

2. Bảng chấm công

Bảng chấm công theo dõi ngày công thực tế mà nhân viên đã làm việc, nghỉ việc, nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội trong tháng. Bảng chấm công được dùng làm căn cứ tính trả lương cho nhân viên, người lao động được đầy đủ và chính xác nhất.

Mỗi bộ phận, tổ, nhóm đều phải lập bảng chấm công hàng tháng. Sau đó chuyển sang phòng kế toán, sử dụng cùng các loại giấy tờ liên quan khác áp dụng tính lương trả cho nhân viên.

Tùy theo quy định của công ty, tính chất công việc mà nhân viên đang đảm nhận sẽ áp dụng phương pháp chấm công tương ứng phù hợp:

  • Chấm công theo ngày: Mỗi nhân viên – người lao động làm việc tại doanh nghiệp sẽ thực hiện chấm công mỗi trước khi bắt đầu và sau khi kết thúc ca làm việc trong ngày – người phụ trách chấm công sau đó sẽ dùng 1 ký hiệu (đã được quy ước) để chấm công ngày đó tương ứng cho nhân viên.
  • Chấm công theo giờ: Trường hợp người lao động làm việc theo giờ thì áp dụng chấm công theo giờ – làm bao nhiêu công việc thì chấm công theo ký hiệu quy định rồi ghi số giờ công thực bên cạnh ký hiệu tương ứng
  • Chấm công nghỉ bù: Tức là người lao động làm thêm giờ hưởng lương thời gian nhưng không thanh toán lương làm thêm – khi đó, họ được chấm nghỉ bù và vẫn tính trả lương thời gian.

3. Bảng chấm công làm thêm giờ

Bảng chấm công làm thêm giờ theo dõi giờ công mà người lao động làm thêm ngoài giờ quy định trong tháng. Bảng chấm công làm thêm giờ được dùng làm căn cứ tính trả lương cho người lao động được đầy đủ và chính xác nhất.

Mỗi bộ phận, tổ, nhóm đều phải lập bảng chấm công làm thêm giờ hàng tháng. Sau đó chuyển sang phòng kế toán, sử dụng cùng các loại giấy tờ liên quan khác áp dụng tính lương trả cho nhân viên.

4. Danh sách tăng lương

Bảng danh sách tăng lương ghi chú lại những nhân viên được tăng lương theo quyết định của ban lãnh đạo trong tháng. Bảng ghi chú rõ ràng mức lương trước và sau khi tăng, thời gian tăng… làm căn cứ để tính trả lương trong tháng.

5. Bảng xếp loại

Bảng xếp loại cán bộ CNV là bảng xếp loại hoàn thành công việc trong tháng. Bảng là căn cứ để tính hệ số hoàn thành công việc dùng để tính lương trong tháng.

6. Bảng ký nhận lương

Bảng ký nhận lương là bảng liệt kê danh sách người lao động nhận lương trong tháng. Kế toán và thủ quỹ sẽ in bảng này ra và cho người lao động ký khi trả lương.

7. Phiếu lĩnh lương

Phiếu lĩnh lương bao gồm chi tiết tiền lương của từng người lao động. Phiếu sẽ được in ra cho từng người kiểm tra và đối chiếu khi lĩnh lương.

Như vậy, bài viết trên đã chia sẻ với các bạn mẫu bộ bảng lương đầy đủ của bộ phận sản xuất ở nhà máy. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với các bạn trong quá trình làm việc. Chúc các bạn thành công!

Xem thêm