Trong quá trình làm việc, nếu nhân viên mắc phải cái lỗi sai, chắc chắn doanh nghiệp sẽ có những hình thức kỷ luật riêng. Tuy nhiên, trong quá trình xử lý kỷ luật nhân viên, doanh nghiệp cũng cần phải lưu ý đến những vấn đề trong bài viết này!
Nguyên tắc áp dụng khi xử lý kỷ luật nhân viên
Căn cứ trong Bộ luật Lao động 2012; Nghị định 05/2015/NĐ-CP và Nghị định 148/2018/NĐ-CP. Trong quá trình thực hiện xử lý kỷ luật nhân viên, doanh nghiệp cần phải lưu ý đến một số những vấn đề như sau:
-
Tiến hành xử lý kỷ luật rõ ràng và đảm bảo được tính minh bạch
Cụ thể như sau:
- Người sử dụng lao động cần phải có bằng chứng và chứng minh được lỗi sai của người lao động
- Trong quá trình xử lý kỷ luật. Cần phải có sự tham gia của tổ chức đại diện trong doanh nghiệp.
- Trong quá trình kỳ luật, phải đảm bảo về sự có mặt của nhân viên. Nhân viên sẽ có quyền hạn thanh minh và tự bào chữ về lỗi sai của mình. Trong trường hợp nhân viên mới chỉ dưới 18 tuổi. Cần phải có thêm sự tham gia của nhân viên đó hoặc người đại diện theo pháp luật.
-
Không được áp dụng nhiều hình thức lỷ luật đối với nhân viên.
Khi có người lao động bị kỷ luật, doanh nghiệp chỉ được áp dụng một trong 3 hình thức sau đây:
- Khiển trách trước toàn doanh nghiệp
- Kéo dài thời hạn không được nâng lương của người lao động. Không được kéo dài quá sáu tháng. Hoặc thực hiện cách chức của người lao động.
- Sa thải người lao động
-
Trong trường hợp người lao động cùng lúc mắc quá nhiều lỗi sai
Phía bên doanh nghiệp không được phạt hết toàn bộ những lỗi sai này. doanh nghiệp sẽ chỉ được áp dụng mức vi phạm cao nhất với hình phạt cao nhất đối với người lao động.
-
Doanh nghiệp không được thực hiện một số những biện pháp kỷ luật
Doanh nghiệp không được thực hiện các hình thức sau đây đối với người lao động. Bao gồm:
- Xâm phạm đến nhân phẩm và thân thể của người lao động
- Thay vì thực hiện các hình thức kỷ luật lao động. Doanh nghiệp lại áp dụng hình thức cắt lương hoặc phạt tiền đối với người lao động.
- Trường hợp người lao động vi phạm nhưng hành vi đó lại không được quy định trong nội quy của doanh nghiệp.
Thời gian xử lý kỷ luật lao động của doanh nghiệp
Khi doanh nghiệp có nhân viên vi phạm, nếu xử lý kỷ luật, cần phải tuân thủ về thời gian xử lý kỷ luật đã được ban hành. Thời gian xử lý được quy định như sau:
- Kể từ ngày người lao động bắt đầu vi phạm, thời gian xử lý kỷ luật tối đa 06 tháng
- Nhứng trường hợp người lao động vi phạm liên quan đến tài chính, bí mật công ty, sử dụng lao động, tài sản. Trường hợp này được xử lý kỷ luật tối đa trong vòng 12 tháng
Các trường hợp mà doanh nghiệp không được xử lý ký luật nhân viên
Doanh nghiệp cần biết rằng, không phải trường hợp người lao động nào mắc lỗi cũng sẽ được phép xử lý kỷ luật lao động. Khi nhân viên mắc phải lỗi sai nhưng đang nằm trong các giai đoạn dưới đây, doanh nghiệp sẽ không được xử lý. Cụ thể:
- Trong thời gian người lao động nghỉ việc đã được sự đồng ý của doanh nghiệp
- Trong thời gian nghỉ ốm hoặc nghỉ dưỡng sức
- Trường hợp người lao động đang trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ
- Trong trường hợp người lao động có hành vi vi phạm liên quan đến tài sản, tiết lộ bí mật công ty, trộm cắp, tham ô… và đang trong thời gian điều tra và chờ kết quả
- Nhân viên vi phạm thuộc đối tượng nữ đang mang thai, đang nghỉ thai sản hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
Lưu ý. Doanh nghiệp không được xử lý vi phạm đối với những nhân viên đang mắc bệnh tâm thần. Những căn bệnh liên quan đến vấn đề nhận thức. Nếu như khi người lao động đã kết thúc các khoảng thời gian này mà đồng thời cũng kết thúc thời gian đợi xử lý kỷ luật lao động. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể kéo dài thêm thời gian đợi xử lý kỷ luật nhân viên thêm 60 ngày. Tính từ ngày kết thúc các thời gian nêu trên.
Xem thêm:
Những điểm quan trọng cần ghi nhớ khi Ký hợp đồng lao động
Làm sao để cùng được hưởng Trợ cấp thất nghiệp và Trợ cấp BHXH?
Bạn sẽ quản lý hóa đơn điện tử hiệu quả hơn khi xem bài viết này