Quản lý nguyên vật liệu đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc quản lý nguyên vật liệu tốt sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí và nâng cao năng suất. Vậy làm thế nào để bảo đảm nguyên vật liệu trong sản xuất? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn quy trình để bảm đảo nguyên vật liệu trong doanh nghiệp.
Bước 1: Xác định nguyên vật liệu cần dùng
Lượng vật liệu cần dùng là lượng nguyên vật liệu được sử dụng hợp lý và tiết kiệm trong kỳ kế hoạch.
Cần đảm bảo yêu cầu:
– Hoàn thành kế hoạch sản xuất sản phẩm.
– Phục vụ được nhu cầu sản xuất thêm sản phẩm mới, tự chế, sửa chữa máy móc.
Công thức tính toán lượng nguyên vật liệu cần dùng:
Vcd =tổng [(Si*Dvi)(1+Kpi)(1-Kdi)]
Trong đó:
- Vcd: lượng vật liệu cần dùng
- Si: số lượng sản phẩm loại i kỳ kế hoạch
- Dvi: định mức tiêu dùng nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm loại i
- Kdi: tỷ lệ phế liệu dựng lại loại sản phẩm i kỳ kế hoạch
- Kpi: tỷ lệ phế phẩm cho loại sản phẩm i kỳ kế hoạch
Bước 2: Xác định nguyên vật liệu dự trữ
Lượng nguyên vật liệu dự trữ là lượng nguyên vật liệu tồn kho cần thiết được quy định trong kỳ kế hoạch để đảm bảo quá trình sản xuất được diễn ra liên tục.
Phân loại:
– Nguyên vật liệu dự trữ thường xuyên: là lượng nguyên liệu cần để đảm bảo diễn ra quá trình sản xuất giữa 2 lần mua sắm nguyên vật liệu.
Công thức: Vdx = Vn*tn
Trong đó:
- Vdx: lượng nguyên vật liệu dự trữ thường xuyên lớn nhất
- Vn: lượng nguyên vật liệu cần dùng bình quân một ngày đêm
- tn: thời gian dự trữ thường xuyên
– Nguyên vật liệu dự trữ theo mùa: là những nguyên vật liệu chỉ mua được theo mùa hoặc vận chuyển được vào một mùa nhất định.
Công thức: Vdm = Vn*tm
Trong đó:
- Vdm : Lượng nguyên vật liệu dự trữ theo mùa
- Vn : Lượng nguyên vật liệu tiêu hao bình quân
- Tm : Số ngày dự trữ theo mùa
– Nguyên vật liệu dự trữ bảo hiểm: là lượng nguyên vật liệu cần thiết tối thiểu để đảm bảo cho sản xuất được diễn ra bình thường.
Công thức: Vdb = Vn*N
Trong đó:
- Vdb: lượng vật liệu dự trữ bảo hiểm
- Vn: lượng nguyên vật liệu cần dùng bình quân một ngày đêm
- N: số ngày dự trữ bảo hiểm
>> Quản lý kho là gì?Mẹo hay quản lý kho cực hiệu quả cho doanh nghiệp
Bước 3: Xác định nguyên vật liệu cần mua
Lượng nguyên vật liệu cần mua phụ thuộc vào 3 yếu tố: lượng nguyên vật liệu cần dùng (Vcd), lượng nguyên vật liệu dự trữ đầu kỳ (Vd1), lượng nguyên vật liệu dự trữ cuối kỳ (Vd2).
Công thức: Vc = Vcd + Vd2 – Vd1
Trong đó, Vc là lượng nguyên vật liệu cần mua.
Bước 4: Xây dựng kế hoạch tiến độ mua
Kế hoạch tiến độ mua nên dựa trên những nguyên tắc sau:
– Không để tồn động vốn ở khâu dự trữ.
– Số lượng, chất lượng cần bảo đảm dự trữ hợp lí.
– Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
– Khi tính toán, cần tính riêng từng loại.
Bước 5: Tiến hành mua nguyên vật liệu
Bước 6: Vận chuyển nguyên vật liệu về kho của doanh nghiệp
Bước 7: Giám đốc ký hợp đồng với phòng vật tư
Bằng việc thực hiện những bước như trên, doanh nghiệp sẽ bảo đảm được việc mua, nhập nguyên vật liệu hợp lí, đảm bảo được nguyên vật liệu đủ để cung ứng cho quá trình sản xuất, và tránh thất thoát, lãng phí nguyên vật liệu.