Kinh nghiệm Khi nào ghi nhận hàng mua? Khi nào không được coi như...

Khi nào ghi nhận hàng mua? Khi nào không được coi như hàng mua?

1284

Trong quá trình mua hàng cho doanh nghiệp, kế toán viên nhất định phải để ý đến thời điểm ghi nhận hàng mua và phạm vi. Những yếu tố này có sự liên quan mật thiết đến công tác kế toán sau này.

Thời điểm ghi nhận hàng mua và phạm vi ghi nhận

Phạm vi của hàng mua trong doanh nghiệp

Trường hợp được coi là hàng mua

Khi mua hàng hóa, hàng hóa cần phải đạt đủ 3 điều kiện sau đây mới được xem là hàng mua. Cụ thể như sau:

  • Các mặt hàng cần phải được thông qua 3 phương thức theo trật tự như sau: mua – bán – thanh toán tiền hàng nhất định
  • Sau quá trình mua hàng, doanh nghiệp bắt buộc phải mất quyền sở hữu về tiền và có quyền sở hữu về hàng. Hoặc bất cứ một loại hàng háo nào khác.
  • Mục đích chính mua các mặt hàng đó sử dụng để làm nguyên liệu gia công, để làm sản phẩm khác hoặc để bán ra thị trường.

Lưu ý, còn có một số những trường hợp ngoại lệ mà hàng hóa cũng sẽ được coi như hàng mua. Bao gồm những trường hợp như sau:

  • Mặt hàng được mua về sử dụng nhưng chưa xác định được chính xác mục đích sử dụng. Vừa mua để sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp. Vứa mua để làm sản phẩm bán.
  • Trong quá trình mua hàng dựa theo hợp đồng bên mua chịu. Hàng hóa đã bị hao hụt về trọng lượng.

Trường hợp nào hàng hóa không được coi như hàng mua?

Ngoài trường hợp hàng hóa được coi là hàng mua, sẽ có những trường hợp hàng hóa không được coi như hàng mua. Cụ thể những trường hợp như sau:

  • Hàng hóa được nhận từ phương thức quà biếu tặng
  • Hàng hóa được khai thác và dư thừa từ trong thiên nhiên
  • Hàng mẫu mà doanh nghiệp nhận được
  • Hàng hóa mua với mục đích chính sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp. Hoặc hàng hóa để sử dụng cho nhu cầu xây dựng cơ bản
  • Hàng hóa nhận với mục đích bảo quản hộ hoặc bán hộ
  • Hàng hóa nhận được từ các khâu gia công hoặc các khâu sản xuất phụ thuộc.
  • Hàng hóa mua vào có nguồn gốc từ nước ngoài. Mua về để phục vụ cho nhu cầu sử dụng trong nước dựa trên hợp đồng mua bán ngoại thương
  • Hàng hóa được mua từ các khu chế xuất, được bán tại Việt Nam và được thanh toán bằng ngoại tệ.
  • Và một số những trường hợp khác.

Thời điểm ghi nhận hàng mua cho doanh nghiệp

Khi điểm mà doanh nghiệp có quyền sở hữu về hàng và đã mất quyền sở hữu về tiền. Đây là thời điểm ghi nhận hàng mua cho doanh nghiệp. Và đối với thời điểm cụ thể, các doanh nghiệp sẽ xác định theo từng phương thức mua hàng.

Thời điểm ghi nhận hàng mua cho doanh nghiệp thương mại nội địa

  • Trong trường hợp doanh nghiệp mua hàng theo phương thức trực tiếp. Bên phía doanh nghiệp đã hoàn thành xong thủ tục mua hàng, giao dịch hàng hóa. Hoặc bên phía doanh nghiệp đã thanh toán xong tiền hoặc đã chấp nhận thanh toán đối với bên bán hàng.
  • Trong trường hợp doanh nghiệp mua hàng dựa vào phương thức vận chuyển hàng hóa. Thời điểm ghi nhận hàng mua là khi doanh nghiệp đã nhận được hàng. Đã thanh toán tiền mua hàng hoặc chấp nhận thanh toán đối với bên bán hàng.

Thời điểm ghi nhận với doanh nghiệp thương mại kinh doanh XNK

Thời điểm ghi nhận hàng mua và phạm vi ghi nhận

  • Đối với trường hợp vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Thời điểm để ghi nhận hàng mua vào lúc bên hải quan cảng ký vào tờ khai xuất nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp
  • Đối với vận chuyển hàng hóa bằng đường sân bay. Thời điểm dể ghi nhận hàng mua vào lúc hàng đã đến sân bay đầu tiên trong nước và đã được hải quan tại sân bay ghi nhận.

Có thể thấy rằng, việc xác định được thời điểm ghi nhận hàng mua vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp. Nó sẽ giúp cho kế toán đảm bảo được việc mua hàng và đồng thời ghi chép các chỉ tiêu một cách chính xác, đầy đủ và kịp thời. Đồng thời nó có thể giúp kế toán nắm chắc được những hàng hóa đã mua vào. Nắm rõ được tình trạng hàng hóa đang trong quá trình vận chuyển và tránh được tối đa các tổn thất về hàng hóa cho doanh nghiệp.

Xem thêm:

Ghi hai sổ kế toán mang lại tác hại gì cho doanh nghiệp?

Chi tiền trang phục có được khấu trừ khi tính thuế?

Lùi thời hạn nộp thuế, thuê đất 5 tháng theo Nghị định 41/2020/NĐ-CP