Đầu năm 2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 28/2020/NĐ-CP. Trong đó, có sự thay đổi một số quy định và có ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Đó là những thay đổi gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Với công việc từ 3 tháng trở lên, phải ký hợp đồng lao động
Người lao động phải ký hợp đồng với người sử dụng lao động bằng văn bản. Trong trường hợp, thời gian làm việc của người lao động từ 3 tháng trở lên. Những hành vi không ký hợp đồng bị chịu phạt hành chính. Khoản 1 Điều 8 của Nghị định 28 năm 2020 đã quy định về mức phạt tiền như sau:
- Vi phạm từ 1 đến 10 lao động: phạt tiền từ 2 đến 5 triệu đồng.
- Vi phạm từ 11 đến 50 lao động: phạt tiền từ 5 đến 10 triệu đồng.
- Vi phạm từ 51 đến 100 lao động: phạt tiền từ 10 đến 15 triệu đồng
- Vi phạm từ 101 đến 300 lao động: phạt tiền từ 15 đến 20 triệu đồng.
- Vi phạm từ 301 lao động trở lên: phạt tiền trên 20 triệu đồng.
Lưu ý: Mức phạt trên được áp dụng đối với các doanh nghiệp có hành vi vi phạm. Còn đối với người lao động, mức phạt tiền tối đa là 20 triệu đồng.
Khi hết hạn hợp đồng, người sử dụng lao động không cần thông báo với người lao động
Trước đây, người lao động trước thời hạn hết hạn hợp đồng thì người sử dụng lao động cần phải thông báo sớm. Điều này được quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 95/2013/ NĐ-CP. Theo đó, người sử dụng lao động nếu không thông báo cho người lao động trước ít nhất 15 ngày sẽ chịu phạt hành chính. Mức phạt tiền từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng.
Hiện nay, quy định này đã được thay đổi. Người sử dụng lao động không cần thông báo nữa. Do đó, mà người lao động phải chú ý theo dõi ngày đến thời hạn hợp đồng. Từ đó, bàn giao và sắp xếp công việc cho hợp lý.
Phạt nặng đối với những trường hợp bóc lột, ngược đãi sức lao động
Nếu như người sử dụng lao động có hành vi ngược đãi hay bóc lột sức lao động của người lao động sẽ nhận mức phạt nặng. Theo quy định tại khoản 3 Điều 10 của Nghị định 28 năm 2020, mức phạt có thể lên đến 75 triệu đồng. Và mức tối thiểu là 50 triệu đồng.
Tùy vào mức độ vi phạm mà hình phạt sẽ tăng lên hay giảm nhẹ xuống. Một số trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu vi phạm nặng.
Người lao động được nghỉ lễ, nghỉ Tết theo đúng thời gian quy định
Trước đây, Luật Lao động 2012 đã quy định về thời gian nghỉ của người lao động như sau:
- Nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục trong 1 tuần làm việc
- Số ngày nghỉ hàng năm là 12 ngày đối với người lao động làm đủ 12 tháng
- Nghỉ các ngày Tết Nguyên đán, Lễ như Giỗ Tổ Hùng Vương, Tết tây, Quốc Khánh…
Người lao động nếu như vi phạm những điều trên và thuê lao động thì sẽ bị phạt từ 10 đến 20 triệu đồng. Điều này được hướng dẫn theo khoản 2 Điều 27 của Nghị định 28. Mức phạt này được nâng lên rất nhiều so với hình phạt trước đây. (Mức phạt trước đây chỉ từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng).
Phạt nặng đối với trường hợp làm giả hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội
Một trong những thay đổi quan trọng nhất mà người lao động cần biết, chính là hành vi làm giả hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội hiện nay. Theo đó, mức phạt đã được xem xét tăng lên đối với những hành vi cố ý giả mạo hồ sơ.
Pháp luật trước đây quy định mức phạt với trường hợp này chỉ từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng. Thì từ đầu năm 2020, mức phạt này đã tăng lên từ 1 triệu đến 2 triệu đồng. ( Đối với những người khai thông tin sai, thiếu, không đúng sự thật những nội dung liên quan đến BHXH).
Trên đây, chúng tôi đã đưa ra một số những thay đổi chính yếu nhất và quan trọng nhất. Để đảm bảo quyền lợi người lao động cũng như thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, mỗi cá nhân cần nắm bắt kỹ.
Xem thêm
Tất tần tật những quy định doanh nghiệp cần biết khi tổ chức hội chợ, triển lãm
Tải miễn phí mẫu Giấy đề nghị gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất theo Nghị định 41/2020/NĐ-CP
Tải về Thông tư 202/2014/TT-BTC hướng dẫn phương pháp lập và trình bày BCTC hợp nhất