Khi có cơ quan thanh tra Thuế đến kiểm tra, kế toán viên nhất định cần phải chuẩn bị thật tốt để hạn chế ít nhất các rủi ro. Việc chuẩn bị để thanh tra luôn được các doanh nghiệp đề cao và cẩn trọng.
Chuẩn bị Báo cáo Thuế khi thanh tra Thuế
Báo cáo Thuế vô cùng quan trọng khi thanh tra đến kiểm tra doanh nghiệp. Đối với báo cáo thuế, bao gồm các loại báo cáo như sau:
-
Báo cáo thuế giá trị gia tăng
Kế toán viên sẽ sắp xếp Báo cáo của cả 12 tháng trong 1 năm. Và sau đó kế toán viên sẽ đối chiếu với sổ 1331 và cùng với số liệu ghi ở trên tờ khai của doanh nghiệp. Nếu có phát hiện ra sự chênh lệch ở đâu, kế toán viên sẽ lập file word để giải trình tại đó.
Kế toán viên cũng cần kiểm tra lại toàn bộ các hóa đơn GTGT. Để xem xét các hóa đơn này đã có đủ điều kiện để được khấu trừ thuế GTGT hay chưa.
-
Tờ khai quyết toán thuế TNCN
Kế toán viên cần phải kiểm tra về số liệu được ghi ở trên bảng lương có khớp với nội dung ghi ở trên tờ khai thuế TNCN. Cụ thể, kế toán viên kiểm tra về tên tuổi, danh sách đã thực sự khớp với tên tuổi được ghi ở trong tờ khai quyết toán thuế TNCN hay chưa. Và kiểm tra thêm hợp đồng xe, kiểm tra các khoản thu nhập và các khoản phụ cấp ở trên bảng lương.
-
Tờ khai quyết toán thuế TNDN
Kế toán viên cần phải kiểm tra về doanh thu cũng như các khoản chi phí được ghi ở trong tờ khai thuế. Xem nó đã giống với nội dung được ghi ở trong sổ sách hay chưa. Trường hợp có sự chênh lệch, kế toán viên cần phải giải trình ra file word để phòng trường hợp bị cơ quan Thuế hỏi đến.
-
Thuế giá trị gia tăng nhập khẩu
Kế toán viên sẽ kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ nhập khẩu, cùng với tờ khai hải quan, lệnh chuyển tiền và chứng từ thuế giá trị gia tăng nhập khẩu. Và kế toán viên cần phải chuẩn bị thêm chứng từ nộp thuế GTGt nhập khẩu.
Chuẩn bị sổ sách kế toán khi có cơ quan thanh tra Thuế
Sổ sách cần chuẩn bị khi thanh tra Thuế
Đối với sổ sách kế toán, kế toán viên cần phải lập bảng cân đối phát sinh cho từng tài khoản. Đối với những đối tượng sổ kế toán có chi tiết, ngoài việc in sổ cái ra, cần phải in chi tiết.
Cụ thể:
- Sổ chi tiết TK 112. Nếu trong trường hợp doanh nghiệp có nhiều tài khoản ngân hàng được mở từ nhiều ngân hàng khác nhau.
- Sổ chi tiết TK 131 / 331. Sổ ghi chi tiết các đối tượng phải thu và các đối tượng phải trả.
- Sổ ghi chi tiết TK 138 / 338. Sô ghi chi tiết các đối tượng phải thu và các đối tượng phải trả khác của doanh nghiệp.
- Sổ chi tiết 141. Sổ ghi chi tiết từng đối tượng ứng theo cá nhân trong doanh nghiệp.
- Sổ chi tiết 154. Bao gồm 1541/1542/1543….
- Sổ chi tiết 333 : Bao gồm 33311 / 3334/3335/3338…
Các công việc cụ thể
- Kế toán viên sẽ kiểm tra kỹ về các khoản phải thu và các khoản phải trả được ghi ở trên sổ sách. Kiểm tra so sánh với các hóa đơn mua vào và các hóa đơn bán ra
- Đối chiếu sổ 112 đối với sổ phụ của ngân hàng
- Để tránh được hiện tượng âm quỹ, cần kiểm tra quỹ tiền mặt của ngân hàng.
- Nếu có sự chênh lệch về doanh thu và số vốn, cần chủ động làm file word để giải trình.
- Đối chiếu các chứng từ nộp thuế với sổ 333.
- Kiểm tra các khoản chi phí ở trong sổ sách
- Kiểm tra về tình trạng xuất tồn kho của doanh nghiệp.
- Kiểm tra về sổ giá thành của doanh nghiệp. Xem sổ giá thành đã có sẵn bảng định mức và đã có đăng ký với cơ quan thuế hay chưa.
- Kiểm tra toàn bộ chi phí khấu hao tài sản cố định. Và kèm theo đó kiểm tra tài sản của doanh nghiệp.
- Kiểm tra toàn bộ tính hợp pháp của hóa đơn xem đã đảm bảo tính hợp pháp hay chưa.
Ngoài việc chuẩn bị về báo cáo và sổ sách, kế toán viên còn phải chuẩn bị thêm một số những tài liệu khác để đảm bảo được sự an toàn cho doanh nghiệp.
Xem thêm:
Hướng dẫn chi tiết kế toán giá thành trong công ty vận tải
Cách giảm hàng tồn kho ảo mà kế toán cần nắm rõ
Hiểu rõ mối quan hệ mật thiết giữa Tài khoản kế toán và bảng cân đối kế toán