Đối với những khách hàng khi tham gia BHXH 1 lần, thường sẽ rất quan tâm đến hệ só trượt giá. Vì nó có sức ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người tham gia BHXH. Vậy hệ số trượt giá 2020 khi tính BHXH một lần bao nhiêu?
Khái niệm về BHXH một lần
Khi người lao động yêu cầu, sẽ được hưởng BHXH một lần. Nhưng người lao động phải thuộc một trong những trường hợp sau đây:
- Những người đã đủ độ tuổi để hưởng lương hưu nhưng chưa có đủ thời gian đóng BHXH trong vòng 20 năm. Hoặc người lao động khi chưa có đủ thời gian 15 năm đóng Bảo hiểm xã hội. Và người đó không tiếp tục tham gia đóng BHXH tự nguyện.
- Những người ra nước ngoài định cư
- Những người tham gia BHXH nhưng đang trong tình trạng mắc phải những căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Những căn bệnh như ung thư, xơ gan cổ chướng, bại liệt, phong, lao… Và mắc thêm một số các căn bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.
- Những người lao động khi đã phục viên, xuất ngũ hoặc đã thôi việc nhưng không có đủ điều kiệsn để hưởng lương hưu.
Những đối tượng được hưởng hệ số trượt giá 2020
Hệ số trượt giá 2020 được áp dụng với một số những đối tượng như sau:
- Những người lao động thuộc vào trong đối tượng thực hiện tiền lương. Những đối tượng này đã được Nhà nước quy định phải tham gia Bảo hiểm xã hội bắt đầu từ ngày 01/01/2016 trở đi. Những đối tượng hưởng Bảo hiểm xã hội một lần hoặc đã bị chết và nhân thân của người đó đã được hưởng trợ cấp Bảo hiểm xã hội một lần. Áp dụng trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2020.
- Những đối tượng người lao động cần phải đóng Bảo hiểm xã hội dựa theo chế độ tiền lương. Và do chính người lao động đó tự quyết định. Hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi đã đến tuổi nghỉ hưu, Bảo hiểm xã hội một lần. Hoặc người đó đã bị chết và nhân thân của người này đang được hưởng chế độ tử tuất một lần. Áp dụng trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2020.
Những đối tượng này đã được quy định ở trong Khoản 1 và Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP.
Hệ số trượt giá 2020 khi đóng BHXH
Mức điều chỉnh về tiền lương và các khoản thu nhập hàng tháng đã sử dụng để đóng BHXH do Bộ lao động – Thương binh và Xã hội ban hành trong Thông tư 35/2019/TT-BLĐTBXH. Tiền lương hàng tháng để đóng BHXH áp dụng đối với các đối tượng được điều chỉnh sẽ được điều chỉnh dựa trên công thức như sau:
Tiền lương hàng tháng để đóng Bảo hiểm xã hội điều chỉnh theo từng năm = Tổng số tiền lương hàng tháng để đóng BHXH theo từng năm x Mức điều chỉnh tiền lương đã sử dụng để đóng BHXH của năm tương ứng đó.
Cụ thể về mức điều chỉnh của các năm như sau:
- Trước năm 1995. Mức điều chỉnh: 4,85
- Năm 1995. Mức điều chỉnh: 4,85
- Năm 1996. Mức điều chỉnh: 3,89
- Năm 1997. Mức điều chỉnh: 3,77
- Năm 1998. Mức điều chỉnh: 3,50
- Năm 1999. Mức điều chỉnh: 3,35
- Năm 2000. Mức điều chỉnh: 3, 41
- Năm 2001. Mức điều chỉnh: 3,42
- Năm 2002. Mức điều chỉnh: 3,29
- Năm 2003. Mức điều chỉnh: 3,19
- Năm 2004. Mức điều chỉnh: 2,96
- Năm 2005. Mức điều chỉnh: 2,73
- Năm 2006. Mức điều chỉnh: 2,54
- Năm 2007. Mức điều chỉnh: 2,35
- Năm 2008. Mức điều chỉnh: 1,91
- Năm 2009. Mức điều chỉnh: 1,79
- Năm 2010. Mức điều chỉnh: 1,64
- Năm 2011. Mức điều chỉnh: 1,38
- Năm 2012. Mức điều chỉnh: 1,26
- Năm 2013. Mức điều chỉnh: 1,18
- Năm 2014. Mức điều chỉnh: 1,14
- Năm 2015. Mức điều chỉnh: 1,13
- Năm 2016. Mức điều chỉnh: 1,10
- Năm 2017. Mức điều chỉnh: 1,06
- Năm 2018. Mức điều chỉnh: 1,03
- Năm 2019. Mức điều chỉnh: 1,00
- Năm 2020. Mức điều chỉnh: 1,00
Hồ sơ để hưởng BHXH một lần
Khi chuẩn bị hồ sơ để hưởng BHXH một lần, người tham gia cần phải chuẩn bị những giấy tờ như sau:
- Sổ BHXH
- Đơn để nghị hưởg BHXH một lần
- Những người ra nước ngoài định cư cần chuẩn bị giấy xác nhận thôi quốc tịch Việt Nam. Hoặc chuẩn bị những giấy tờ như Hộ chiếu do nước ngoài cung cấp. Thị thực của cơ quan nước ngoài cấp. Giấy tờ xác nhận thường trú và cư trú.
Xem thêm:
Hướng dẫn chi tiết kế toán giá thành trong công ty vận tải
Cách giảm hàng tồn kho ảo mà kế toán cần nắm rõ
Hiểu rõ mối quan hệ mật thiết giữa Tài khoản kế toán và bảng cân đối kế toán