Khi nhắc đến ngành kế toán, trong ngành sẽ có rất nhiều vị trí khác nhau. Đến nay vẫn có nhiều người nhầm lẫn giữa hai vị trí kế toán trưởng và kế toán tổng hợp. Vậy hai vị trí này có những điểm gì khác nhau? Hãy theo dõi bài viết này!
Bản chất của hai vị trí kế toán
Kế toán trưởng
Có thể hiểu dễ dàng, vị trí kế toán trưởng đứng đầu trong hệ thống kế toán của một doanh nghiệp. Trong quá trình làm việc, kế toán cấn phải phụ trách về việc tham mưu cho lãnh đạo cấp cao ở trong doanh nghiệp. Về các mảng tài chính và kinh doanh của doanh nghiệp.
Kế toán tổng hợp
Người làm vị trí kế toán tổng hợp sẽ có nhiệm vụ ghi chép và phản ánh thông qua các tài khoản. Hoặc thông qua sổ sách, báo cáo tài chính dựa trên những chỉ tiêu mà doanh nghiệp đã đưa ra. Kế toán tổng hợp sẽ làm việc dưới quyền của Kế toán trưởng.
Công việc của hai vị trí kế toán
Công việc của kế toán trưởng
-
Trong công tác tài chính
- Kế toán sẽ theo dõi sát sao trong vấn đề tổ chức lập ngân quỹ vốn. Và theo dõi sát sao về nguồn vốn đã được tài trợ của công ty. Quản trị về các khoản tiền mặt ở trong công ty. Sau đó tổ chức tín dụng và theo dõi những nguồn tiền ở trong tài khoản.
- Tham gia xây dựng Báo cáo tài chính trong doanh nghiệp. Dựa vào Báo cáo để có thể phân tích được tình hình hoạt động tài chính của công ty theo định kỳ.
- Lập ra kế hoạch và thực hiện kiểm tra báo cáo. Đánh giá những công tác thực hiện chi phí ở trong công ty.
-
Trong công tác kế toán
- Tổ chức bộ máy kế toán, kiểm tra định kỳ bộ máy kế toán.
- Thiết lập và thống kê các Báo cáo một cách đầy đủ
- Liên tục cải thiện và tổ chức bộ máy kế toán trong doanh nghiệp. Đảm bảo được chế độ hạch toán kế toán trong doanh nghiệp.
- Tham gia vào công việc kiểm kê và đánh giá các tài sản cố định.
- Kiểm tra và rà soát các hợp đồng làm ăn của công ty để đảm bảo sự an toàn.
- Luôn giám sát, kiểm tra và giúp đội ngũ kế toán viên trong công ty nâng cao trình độ.
- Thực hiện tốt những nhiệm vụ khác do Giám đốc phân công.
Công việc của Kế toán tổng hợp
- Kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh trong doanh nghiệp, kiểm tra định khoản trong doanh nghiệp.
- Kiểm tra Báo cáo tổng hợp và Báo cáo chi tiết về sự cân đối số dư.
- Kiểm tra về số dư đầu kỳ và kiểm tra số dư cuối kỳ
- Xử lý các khoản công nợ phải thu khó đòi. Xác định và đưa ra các đề xuất trích lập dự phòng cho doanh nghiệp.
- Định khoản về các nghiệp vụ phát sinh giá thành và tham gia tính giá thành
- Kết chuyển các doanh thu và lãi lỗ trong doanh nghiệp.
- Thực hiện công việc in sổ kế toán để lưu trữ trong doanh nghiệp.
- Lập các loại Báo cáo như tài chính, thuế và thống kê
- Kết hợp với Kế toán trưởng đểt thực hiện việc giải trình và cung cấp tài liệu.
Quyền hạn của hai vị trí kế toán
Kế toán trưởng
- Phân công công việc cho từng bộ phận kế toán. Chỉ đạo về việc thực hiện chuyên môn cho các bộ phận kế toán.
- Ký duyệt các quyết định về tài chính doanh nghiệp
- Độc lập về chuyên môn và nghiệp vụ kế toán.
Kế toán tổng hợp
- Khi kế toán tổng hợp phát hiện ra các sai sót. Hoàn toàn có thể yêu cầu các kế toán viên điều chỉnh sai sót.
- Có quyền hạn yêu cầu các nhân viên kế toán khác cung cấp cho mình tài liệu theo đúng quy định trong công ty.
Có thể thấy rằng, dù ở vị trí kế toán trưởng thay vị trí kế toán tổng hợp. Cả hai vị trí này đều yêu cầu phải có trình độ chuyên môn cao. Tuy cả hai vị trí không hề giống nhau nhưng trong quá trình làm việc. Cả hai vị trí đều có mối quan hệ mật thiết và cần sự tương trợ lẫn nhau. Như vậy mới có thể giúp nhau hoàn thành tốt công việc được giao.
Xem thêm:
Hướng dẫn chi tiết kế toán giá thành trong công ty vận tải
Cách giảm hàng tồn kho ảo mà kế toán cần nắm rõ
Hiểu rõ mối quan hệ mật thiết giữa Tài khoản kế toán và bảng cân đối kế toán