Trong bài viết này, Ketoan.vn sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu hóa đơn trực tiếp là gì và những lưu ý khi sử dụng hóa đơn trực tiếp.
1. Hóa đơn trực tiếp là gì?
Hóa đơn trực tiếp là loại hóa đơn do chi cục Thuế cấp cho tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh kê khai và nộp thuế theo phương pháp trực tiếp hoặc kinh doanh hóa đơn lẻ hoặc những người không kinh doanh thường xuyên.
Lưu ý: Chỉ có hóa đơn được cấp bởi chi cục Thuế mới được xem là hóa đơn có giá trị và hợp pháp.
2. Đối tượng được phép sử dụng hóa đơn trực tiếp
Theo điều 11 thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của bộ tài chính thì các đối tượng được phép sử dụng hóa đơn trực tiếp của cơ quan thuế bao gồm:
- Các tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng lại có hoạt động kinh doanh, sản xuất (bao gồm cả hợp tác xã, ban quản lý dự án, các nhà thầu nước ngoài) là những đối tượng được sử dụng hóa đơn trực tiếp.
- Là các hộ, cá nhân tự kinh doanh
- Các doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo phương pháp trực tiếp ăn theo tỷ lệ % nhân với doanh thu.
- Doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in thuộc loại rủi ro cao về thuế;
- Doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có hành vi vi phạm về hóa đơn bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế, gian lận thuế.
3. Sử dụng hóa đơn trực tiếp có được khấu trừ thuế không?
Hóa đơn trực tiếp không được khấu trừ thuế do người bán thuộc loại thuế khoán. Trừ trường hợp hóa đơn đặc thù như vé, lệ phí… có ghi dòng thuế suất % nhưng giá thanh toán đã bao gồm thuế GTGT.
Hóa đơn này chỉ được tính VAT vào phần “TRUY THU” không được tính phần “KHẤU TRỪ”.
4. Hóa đơn trực tiếp kê khai như thế nào?
Sử dụng hóa đơn trực tiếp sẽ không phải kê khai thuế nữa. Theo Công văn số 3430/TCT-KK ngày 21/8/2014 của Tổng cục thuế về việc hướng dẫn kê khai đối với hóa đơn thông thường (cũng là hóa đơn bán hàng trực tiếp) thì:
“Hóa đơn bán hàng thông thường (không phải hóa đơn GTGT) không nên kê vào Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào mẫu 01-2/GTGT.”
5. Thủ tục mua hóa đơn trực tiếp
Theo điều 12 của thông tư hồ sơ mua hóa đơn bao gồm:
- Đơn đề nghị mua hóa đơn (ban hành kèm theo tt 39) – 02 bản.
- Ban cam kết mẫu số ck01/ac (ban hành kèm theo tt 39) – 02 bản.
- Giấy phép đăng ký doanh nghiệp (sao y bản chính) – 02 bản.
- Giấy ủy quyền và chứng minh thư của người đi mua (nếu ủy quyền) – 02 bản.
6. Cách phân biệt cơ bản giữa hóa đơn trực tiếp và hóa đơn giá trị gia tăng
- Hóa đơn trực tiếp thường không xuất hiện dòng thuế suất GTGT,
- Còn hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) có dòng thuế suất.
7. Những lưu ý khi mua hóa đơn doanh nghiệp
- Khi bạn đến mua hóa đơn doanh nghiệp phải có đầy đủ thông tin trên dấu vuông bao gồm: Tên, mã số thuế của doanh nghiệp, địa chỉ.
- Hầu hết các hóa đơn bán hàng mà doanh nghiệp mua tại cơ quan thuế đã được cơ quan thuế phát hành; chính vì vậy doanh nghiệp không phải làm thủ tục thông báo đã phát hành hóa đơn nữa.
- Nếu mua hóa đơn nhiều lần, thì bạn chỉ cần làm thủ tục đầy đủ lần đầu tiên, còn lần thứ hai trở đi bạn chỉ cần làm đơn đề nghị mua hóa đơn là được.
- Bắt buộc phải làm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn trực tiếp có như vậy mới có thể quản lý được giấy tờ chặt chẽ hơn.
Như vậy, bài viết trên đã nêu ra những điểm nổi bật cần lưu ý của hóa đơn trực tiếp. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với các bạn trong quá trình làm việc. Chúc các bạn thành công!
Xem thêm
Hướng dẫn cách viết hóa đơn bán hàng chuẩn theo quy định
Những điểm cần lưu ý trong Thông tư 111/2013/TT-BTC về hướng dẫn luật thuế TNCN
Cách tính thuế TNCN từ hoạt động chuyển nhượng vốn góp trong Công ty TNHH