Quy định Những điểm đáng chú ý về đăng ký thuế tại Thông tư...

Những điểm đáng chú ý về đăng ký thuế tại Thông tư 95/2016/TT-BTC

1405
thông tư 95/2016

Thông tư 95/2016/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 25/06/2016 đã quy định rõ ràng về đăng ký thuế bao gồm nhiều nội dung như hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký thuế, chấm dứt hiệu lực mã số thuế…Đó đều là những điểm nổi bật mà doanh nghiệp cần đọc kỹ và ghi nhớ để thực hiện đúng.

1. Mở rộng phạm vị điều chỉnh

Nếu như trước đây, thông tư 80/2012/TT-BTC quy định phạm vị điều chỉnh đối với doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp tại Điều 1 và các điều khoản quy định khác chưa thống nhất dẫn đến áp dụng không rõ ràng, đồng nhất thì đến Thông tư 95/2016/TT-BTC đã có những sự điều chỉnh.

thông tư 95/2016

– Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp thực hiện đăng ký thuế cùng với việc đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành về đăng ký doanh nghiệp.

– Các doanh nghiệp không thành lập theo Luật doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và những nội dung liên quan đến quản lý thuế, đăng ký thuế của doanh nghiệp thành lập theo Luật doanh nghiệp nhưng chưa được quy định tại Luật doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành thì thực hiện đăng ký thuế theo quy định của Luật quản lý thuế và hướng dẫn tại Thông tư 95.

2. Quy định cụ thể hơn về đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng được chia thành 6 nhóm sau:

– Nhóm nộp thuế là các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.

– Nhóm ủy nhiệm thu.

– Nhóm phụ thuộc là người nộp thuế thực hiện đăng ký thuế cho người phụ thuộc theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân.

– Nhóm cơ quan thuế gồm: Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Chi cục Thuế.

– Nhóm cơ quan hải quan gồm: Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan, Chi cục Hải quan.

– Nhóm cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

đăng ký thuế

3. Quy định cụ thể về cấp và sử dụng mã số thuế

Về cấp mã số thuế

– Tổ chức kinh tế và tổ chức khác được cấp một mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt quá trình hoạt động từ khi đăng ký thuế cho đến khi chấm dứt hoạt động, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này.

– Cá nhân được cấp một mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt cuộc đời của cá nhân đó. Người phụ thuộc của cá nhân được cấp mã số thuế để giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế thu nhập cá nhân. Mã số thuế cấp cho người phụ thuộc đồng thời cũng là mã số thuế của cá nhân khi cá nhân phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.

– Mã số thuế đã cấp không được sử dụng lại để cấp cho người nộp thuế khác.

– Mã số thuế của tổ chức kinh tế, tổ chức khác sau khi chuyển đổi loại hình, bán, tặng cho, thừa kế được giữ nguyên.

– Hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh khi thay đổi đại diện hộ kinh doanh phải thông báo với cơ quan thuế để cấp lại mã số thuế.

>> Nghị định 157/2018/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng năm 2019

Về sử dụng mã số thuế

– Người nộp thuế sử dụng mã số thuế để thực hiện khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế và thực hiện các thủ tục về thuế khác đối với tất cả các nghĩa vụ phải nộp ngân sách nhà nước, kể cả trường hợp người nộp thuế hoạt động sản xuất kinh doanh tại nhiều địa bàn khác nhau.

kê khai thuế

– Cá nhân đã được cấp mã số thuế cá nhân, khi phát sinh hoạt động kinh doanh, nếu cá nhân là đại diện hộ kinh doanh thì sử dụng mã số thuế của mình để kê khai, nộp thuế cho hoạt động kinh doanh và ngược lại.

4. Quy định cụ thể về quy trình, thủ tục và các bước đăng ký thuế

Thông tư 95 quy định cụ thể về thủ tục đăng ký thuế trên một số phương diện sau:

– Thời hạn đăng ký thuế của người nộp thuế.

– Hồ sơ đăng ký thuế.

– Địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế.

– Tiếp nhận và thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký thuế.

– Cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuế.

– Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế.

– Các quy định về việc thay đổi thông tin đăng ký thuế.

5. Quy định cụ thể về chấm dứt hiệu lực mã số thuế và khôi phục mã số thuế của doanh nghiệp

Các trường hợp chấm dứt hiệu lực mã số thuế

Đối với doanh nghiệp:

– Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động hoặc giải thể, phá sản.

– Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Tổ chức lại doanh nghiệp (chia, tách, sáp nhập, hợp nhất).

đăng ký thuế

Thời hạn, địa điểm nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế

Đối với doanh nghiệp: Việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế của doanh nghiệp được cơ quan thuế thực hiện cùng với thời hạn cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp (giải thể) trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Các trường hợp khôi phục mã số thuế

– Người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh ở tình trạng cơ quan thuế đã ban hành Thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký nhưng cơ quan đăng ký kinh doanh chưa ban hành Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;

– Cơ quan quản lý nhà nước khác chưa ban hành văn bản thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép tương đương, người nộp thuế có văn bản đề nghị cơ quan thuế khôi phục mã số thuế và cam kết thanh toán các nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước, chấp hành việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế.

Doanh nghiệp có thể tìm đọc Thông tư 95/2016/TT-BTC để nắm được tất cả thông tin chi tiết,về đăng ký thuế.

>> Chế độ kế toán là gì? Chế độ kế toán nào áp dụng năm 2019 cần biết