Chính phủ vừa ban hành Nghị định 58/2020/NĐ-CP quy định mức đóng BHXH bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN).
Giảm mức đóng BHXH cần có những điều kiện gì?
Mỗi tháng làm việc, người sử dụng lao động sẽ phải đóng 0,5% quỹ tiền lương đóng BHXH hàng tháng của người lao động. Số tiền này sẽ được đóng vào trong Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động và cả bệnh nghề nghiệp. Vấn đề này đã được quy định rõ ràng ở trong Điều 22 Quyết định 595/QĐ-BHXH.
Tuy vậy, điều này sẽ chỉ có hiệu lực bắt đầu từ ngày 15/7/2020. Theo đó, người sử dụng lao động sẽ được đề xuất đóng 0,3% quỹ tiền lương tháng đóng BHXH vào trong Quỹ bảo hiêm tai nạn lao động. Tuy nhiên, bên phía sử dụng lao động cần phải đáp ứng được đầy đủ 3 điều kiện dưới đây:
- Doanh nghiệp không được bị xử phạt hành chính. Có thể là hình thức phạt tiền, không bị truy cứ trách nhiệm về hình sự. Vi phạm về vấn đề an toàn, vệ sinh và bảo hiểm. Doanh nghiệp cần phải đảm bảo trong vòng 5 năm không được vi phạm.
- Doanh nghiệp cần phải đảm bảo rằng thực hiện việc báo cáo tai nạn lao động, an toàn định kì. Đảm bảo đầy đủ, chính xác trong vòng 3 năm. Bắt đầu tính kể từ năm doanh nghiệp bắt đầu đề xuất.
Doanh nghiệp phải đảm bảo rằng tần suất xảy ra tai nạn nghề nghiệp của năm liền kề năm trước phải giảm từ 15% trở lên. Hoặc doanh nghiệp không xảy ra tai nạn lao động. Tính trong khoảng thời gian của 3 năm liền kề trước năm đề xuất.
Hướng dẫn làm hồ sơ đề xuất giảm mức đóng BHXH
Để chuẩn bị hồ sơ đề nghị giảm mức đóng BHXH, doanh nghiệp có thể chuẩn bị hồ sơ như sau:
- Văn bản đề nghị giảm mức đóng theo đúng quy định, chuẩn bị theo bản mẫu có sẵn
- Bản sao chứng thực của doanh nghiệp về công tác đánh giá an toàn vệ sinh, vệ sinh lao động. Giảm tần suất tai nạn lao động và nó được thực hiện bởi các tổ chức đánh giá an toàn vệ sinh và an toàn lao động.
Quá trình yêu cầu giảm mức đóng BHXH
Để doanh nghiệp có thể yêu cầu về việc giảm mức đóng BHXH bắt đầu từ ngày 15/7/2020. Doanh nghiệp sẽ thực hiện theo những bước dưới đây:
- Nộp hồ sơ
Doanh nghiệp sẽ chuẩn bị đầy đủ một bản hồ sơ theo yêu cầu. Doanh nghiệp có thể đến gửi trực tiếp hoặc có thể chuyên bằng đường bưu điện về Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
- Tiến hành giải quyết hồ sơ
Sau khi đã nhận được hồ sơ của bên doanh nghiệp, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sẽ thực hiện và tiến hành triển khai những vấn đề như sau:
- Đánh giá về tình hình chấp hành pháp luật về an toàn và vệ sinh lao động của bên odoanh nghiệp. Theo đó sẽ gửi trực tiếp văn bản đến Sở Lao động Thương binh và Xã hội để trực tiếp đánh giá về vấn đề này.
- Thẩm định và quyết định về việc áp dụng các mức đóng mới. Mức đóng mới thấp hơn mức đóng cũ ở trong Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động. Sau đó sẽ gửi lại kết quả thẩm định về cho doanh nghiệp. Có thể gửi trực tiếp hoặc chuyển qua đường bưu điện cho bên phía doanh nghiệp.
Lưu ý
Đối với trường hợp mà hồ sơ của doanh nghiệp không đủ điều kiện để xét. Bên phía Bộ Lao động Thương binh và Xã hội vẫn sẽ gửi trả lại hồ sơ và kèm theo lý do vì sao.
Trong trường hợp mà doanh nghiệp được đóng chấp nhận. Thời gian đóng của doanh nghiệp sẽ thấp hơn 36 tháng. Thời gian bắt đầu được tính kể từ ngày mà doanh nhiệp được nhận quyết định.
Khi doanh nghiệp đã hết hạn áp dụng cho mức đóng thấp hơn này. Nếu bên phía doanh nghiệp vẫn có nhu cầu giảm mức đóng. Hoàn toàn có thể lập thêm 1 bộ hồ sơ và thực hiện theo những bước tương tự trước đó.
Xem thêm:
Chế độ thai sản khi cả 2 vợ chồng đều đóng bảo hiểm xã hội
Những cách tra cứu nhanh thông tin Bảo hiểm Xã hội
Khoản thu nhập nào không phải đóng bảo hiểm xã hội?
Những thông tin không thể bỏ qua về Sổ bảo hiểm xã hội