Trong quá trình làm việc, nhất định doanh nghiệp cần phải đảm bảo được sự an toàn cho người lao động. Nếu không đảm bảo được sự an toàn trong quá trình làm việc. Vừa ảnh hưởng đến chất lượng công việc mà bên phía doanh nghiệp cũng sẽ bị phạt.
Trách nhiệm của người sử dụng lao động
Khi ở vị trí người sử dụng lao động, cần phải đảm bảo được đúng những nghĩa vụ của mình. Đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động cho NLĐ. Cụ thể như sau:
- Người sử dụng lao động cần phải phối hợp và tổ chức thực hiện đối với những cơ quan và tổ chức. Làm sao để đảm bảo được sự an toàn và cả vệ sinh lao động tại địa điểm làm việc thuộc phạm vi của công ty.
- Người sử dụng lao động cần phải thực hiện đóng đầy đủ bảo hiểm tai nạn lao động và cả bảo hiểm nghề nghiệp cho NLĐ.
- Trước khi cho NLĐ làm việc, bên doanh nghiệp cần phải mở lớp huấn luyện. Hướng dẫn NLĐ về các nội quy, quy định và cả những biện pháp để tránh tai nạn trong quá trình làm việc.
- Thực hiện tốt việc khám sức khỏe cho NLĐ, để nhanh chóng phát hiện bệnh nghề nghiệp.
- Đối với những đối tượng mắc bệnh nghề nghiệp. Doanh nghiệp cần phải thực hiện đầy đủ đối với những NLĐ bị tai nạn nghề nghiệp này.
- Đối với những NLĐ bị tai nạn lao động tại địa điểm nguy hiểm. Doanh nghiệp không được ép buộc NLĐ quay trở lại địa điểm đó để làm việc.
Mức phạt cho doanh nghiệp khi không đảm bảo an toàn cho người lao động
Điều 20 Nghị định 28/2020/NĐ-CP đã quy định rõ ràng về những hình phạt dành cho doanh nghiệp nếu như không đảm bảo được sự an toàn cho người lao động. Cụ thể như sau:
- Nếu như doanh nghiệp không thực hiện việc lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động đối với những yếu tố có hại cho NLĐ. Hoặc không lập hồ sơ phòng chống bệnh nghề nghiệp. Trường hợp này doanh nghiệp có thể bị phạt từ 500.000 đến 10 triệu đồng.
Doanh nghiệp bị phạt từ 5.000.000 đến 1.000.000 đồng trong những trường hợp như sau
+ Doanh nghiệp đã không chủ động xây dựng kế hoặch. Không xây dựng nội quy để đảm bảo sự an toàn cho NLĐ. Hoặc trong quá trình xây dựng nhưng lại không thông qua ý kiến của Ban chấp hành công đoàn cơ sở.
+ Doanh nghiệp đã không trực tiếp bố trí những người làm việc trong công tác vệ sinh và an toàn lao động. Hoặc trong trường hợp mà doanh nghiệp có bố trí . Nhưng người đó lại không đáp ứng được đủ điều kiện để có thể đảm nhận vị trí đó.
+ Doanh nghiệp không bố trí được đầy đủ lực lương sơ cứu hoặc cấp cứu tại ngay địa điểm làm việc.
+ Bố trí lực lương sơ cứu, cấp cứu nhưng lại không huấn luyện những lực lượng này làm việc.
+ Không thực hiện phân loại các lao động dựa theo tính chất của từng công việc. Ví dụ như độc hại, nặng nhọc hoặc bình thường.
Doanh nghiệp bị phạt từ 10.000.000 đến 25.000.000 đồng trong những trường hợp như sau
+ Doanh nghiệp không tổ chức kiểm tra định kỳ, kiểm tra máy móc, nhà xưởng…
+ Doanh nghiệp không bố trí những thiết bị an toàn tại địa điểm làm việc
+ Không đề xuất ra kế hoạch để xử lý sự cố khi có sự cố xảy ra tại địa điểm làm việc.
+ Khi có tai nạn lao động nhưng lại không tiến hành điều tra tai nạn lao động. Khai báo sai hoặc không khái báo khi công ty có tai nạn lao động.
+Trong địa điểm làm việc nhưng lại không bố trí đầy đủ buồng tắm và buồng vệ sinh dành cho NLĐ.
+ Doanh nghiệp không trang bị đầy đủ các loại thiết bị y tế. Không đảm bảo được sự cung ứng khi có tai nạn lao động xảy ra.
+ Doanh nghiệp không đề xuất ra những phương án để đảm bảo được sự an toàn và đảm bảo vệ sinh tại nơi làm việc.
Đảm bảo được sự an toàn cho NLĐ trong quá trình làm việc đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vì thế mà doanh nghiệp cần phải đảm bảo được môi trường làm việc lành mạnh cho NLĐ.
Xem thêm:
Người lao động được nghỉ việc riêng mấy lần trong một năm?
Khi nào doanh nghiệp được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động?