Kinh nghiệm Mục tiêu, hình thức và nguyên tắc khi kiểm toán nội bộ

Mục tiêu, hình thức và nguyên tắc khi kiểm toán nội bộ

272

Có thể nói rằng quá trình kiểm toán nội bộ (KTNB) đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các công ty. Nó sẽ giúp cho công ty giải quyết được tốt hơn các hoạt động trong tổ chức.

Kiểm toán nội bộ: Mục tiêu, hình thức và nguyên tắc kiểm toán

Hoạt động kiểm toán nội bộ có mục tiêu gì?

Có thể thấy rằng, khi thực hiện kiểm toán nội bộ, những mục tiêu cuối cùng mà các đơn vị hướng đến đó là:

  • Đơn vị có thể dựa vào đó để đánh giá được về tính thích hợp một cách độc lập hơn. Bên cạnh đó, tính tuân thủ pháp luật của các cơ chế trong đơn vị. Và đơn vị cũng có thể đánh giá được những chính sách của ngành đối với các đơn vị được kiểm toán.

Một số những hình thức kiểm toán nội bộ

Khi thực hiện kiểm toán nội bộ, thường sẽ có 3 hình thức chủ yếu. Cụ thể các hình thức kiểm toán nội bộ như sau:

  • Kiểm toán trước

Có thể hiểu, trước khi đơn vị tiến hành thực hiện các dự án, hoặc những chương trình hay kế hoạch của đơn vị. Những hoạt động này đều sẽ được kiểm toán trước khi thực hiện. Điều này có thể đánh giá được độ tin cậy, chính xác của các thông tin. Xác định được tính khả thi về số liệu, về tính kinh tế hay tính khả thi của dự án đó. Sau cùng, việc kiểm toán này sẽ cung cấp cho bên quản lí những số liệu chính xác để. Dựa vào những số liệu đó để đưa ra những quyết định đúng đắn.

Kiểm toán nội bộ: Mục tiêu, hình thức và nguyên tắc kiểm toán

  • Kiểm toán đồng thời

Cụ thể, khi thực hiện những dự án trong doanh nghiệp, đồng thời cũng sẽ thực hiện luôn việc kiểm toán cho những dự án này. Việc kiểm toán đồng thời sẽ giúo cho đơn vị có thể đánh giá được tiến độ cũng như là chất lượng thực hiện hoạt động.

Trong quá trình thực hiện, có thể phát hiện ra được những điều sai lệch và kịp thời sửa chữa. Sau cùng, việc kiếm toán nhằm đảm bảo được tốt nhất tiến trình của dự án, kế hoạch của công ty.

  • Kiểm toán sau

Sau khi những hoạt động, kế hoạch, dự án đã được hoàn thành xong, việc kiểm toán mới được thực hiện. Việc kiểm toán sau cùng là để kiểm tra toàn bộ các nội dung trong cả quá trình thực hiện. Theo đó, kiểm toán cả Báo cáo tài chính, tuân thủ và kiểm toán đối với các hoạt động của đơn vị được kiểm toán.

  • Một số những hình thức kiểm toán khác phù hợp với quyền hạn và cả nhiệm vụ của bộ phận kiểm toán Ngân hàng Nhà nước.

Những nguyên tắc khi kiểm toán nội bộ

Khi thực hiện kiểm toán trong đơn vị, các đơn vị cần phải thực hiện những nguyên tắc như sau:

  • Tuân thủ theo đúng pháp luật, các quy định về kiểm toán của Ngân hàng Nhà nước đưa ra.
  • Luôn luôn phải đảm bảo được chi mình tính khác quan, chính xác và sự chuyên nghiệp.
  • Cần giữ được những bí mật quan trọng của nhà nước và của cả đơn vị kiểm toán.

Đối với tính độc lập và khách quan của kiểm toán nội bộ, nó sẽ thể hiện như sau

  • Kiểm toán viên cần phải tránh xa những xung đột về lợi ích. Bên cạnh đó cần phải giữ cho mình thái độ công bằng và không có định kiến. Khi có những vấn đề liên quan đến tính độc lập và khách quan. Kiểm toán viên hoàn toàn có thể báo cáo lại cho cấp trên.
  • Đối với những đơn vị mà kiểm toán viên chịu trách nhiệm. Nên hạn chế việc kiểm soát những đơn vị đó. Ít nhất là trong vòng 5 năm gần nhất.
  • Các kiểm toán viên và các kiểm soát viên cần phải đảm bảo không xảy ra những xung đột nội bộ. Đối với những đơn vị nội bộ do người thân của kiểm toán viên đứng đầu. Kiểm toán viên sẽ không được phép kiểm toán những đơn vị đó.
  • Các kiểm toán viên cần phải có kế hoạch, biện pháp rõ ràng. Làm sao để có thể đảm bảo được tính độc lập và tính khách quan trong suốt quá trình kiểm toán trong đơn vị.
  • Kiểm toán viên không được phép gây ra những cản trở cho các đơn vị được kiểm toán.
  • Các kiểm toán viên sẽ không được phép can thiệp vào những công việc của các đơn vị được kiểm toán.

Xem thêm: 

Hợp đồng trọn gói nhìn từ góc độ kiểm toán viên tại Việt Nam

Tại sao cần “kiểm toán” cho phân tích độc lập?

Kiểm toán hoạt động việc quản lý nợ công tập trung vào những gì?

Các mức phạt nếu vi phạm về “Chữ ký” trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán