Nghề kế toán là mơ ước của rất nhiều bạn trẻ chuẩn bị thi lên Đại học. Nhưng không phải ai cũng biết muốn học nghề kế toán thì cần học những gì và học trong bao lâu. Trong bài viết này, Ketoan.vn sẽ cùng các bạn tìm hiểu về vấn đề này để các bạn có thể chuẩn bị kĩ càng nhất trước khi lựa chọn nhé.
1. Kế toán là gì?
Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản về ngành kế toán như sau: kế có nghĩa là liệt kê, ghi chép những của cải, tài sản, hoạt động của đơn vị, tổ chức; toán là tính toán, tính ra kết quả lao động mà còn người đạt được. Vậy kế toán là gì? Đó là công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động kinh tế tài chính của một tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan,… Nói chuyên sâu hơn, kế toán là ngành thực hiện quá trình thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ tài sản, nguồn hình thành tài sản và sự vận động tài sản trong doanh nghiệp, tổ chức, từ đó cung cấp thông tin tài chính hữu ích cho việc đưa ra những quyết định về kinh tế – xã hội và đánh giá hiệu quả các hoạt động trong doanh nghiệp.
2. Ngành Kế toán cần học những gì?
Thông thường khi học chuyên ngành kế toán học các môn học như: Nguyên lý kế toán, kế toán quản trị, kế toán chi phí, kiểm toán,hân tích ngân sách, chiến lược kinh doanh, kế toán tài chính, báo cáo tài chính, hệ thông thông tin, kế toán quốc tế, kinh tế vi mô, kế toán quản trị, tiêu chuẩn và đạo đức nghề nghiệp, phân tích định lượng, quản lý rủi ro, kế toán thuế và những môn học cơ bản khác.
Không chỉ là các kiến thức chuyên ngành, mà ở các trường đào tạo kế toán hiện nay, các thầy cô giáo cũng sẽ trang bị thêm cho các bạn những kỹ năng mềm cần thiết như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng lập kế hoạch… để sau khi ra trường các bạn sinh viên sẽ có những kiến thức nền tảng cơ bản nhất, tìm được công việc tốt phù hợp với chuyên ngành và mang lại nhiều lợi ích cho công ty.
3. Những kỹ năng sẽ được đào tạo chuyên sâu:
- Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán;
- Kiểm tra, giám sát các khoản thu chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán;
- Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế tài chính của đơn vị kế toán;
- Lập báo cáo kế toán tài chính, kế toán quản trị, cung cấp số liệu kế toán theo quy định của pháp luật;
- Lập dự toán và xây dựng phương án tài chính kế toán;
- Tổ chức và điều hành hệ thống kế toán trong đơn vị;
- Tự tạo lập doanh nghiệp về tư vấn; dịch vụ kế toán, kiểm toán;
- Làm việc độc lập về chuyên môn với tác phong chuyên nghiệp;
4. Ngành kế toán học bao nhiêu năm?
- Thời gian đào tạo ngành kế toán hệ đại học là từ 3.5 – 4 năm.
- Thời gian đào tạo ngành kế toán hệ cao đẳng là từ 2 – 2.5 năm
- Đối với hệ trung cấp thời gian đào tạo là: 2 năm (đối với học sinh đã tốt nghiệp THPT); và 2 năm 3 tháng (đối với học sinh chưa tốt nghiệp THPT).
Như vậy, bài viết trên đã cùng các bạn tìm hiểu về nghề kế toán. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với các bạn để lựa chọn con đường tương lai của mình. Chúc các bạn thành công!
Xem thêm
Chia sẻ bộ tài liệu ôn thi chứng chỉ kế toán viên, kiểm toán viên năm 2020
Những công việc mà kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp phải làm
Khoản mục bất thường là gì? Khoản mục bất thường và các chuẩn mực kế toán
Kế toán viên sơ cấp là ai? Đặc điểm của kế toán viên sơ cấp
Chế độ kế toán tiền lương và một số lưu ý đối với hạch toán tiền lương tại doanh nghiệp