Trong quá trình tham gia Bảo hiểm xã hội, nếu người lao động nghỉ việc sẽ được hưởng BHXH. Tuy nhiên, nhiều người lao động sẽ không hiểu hết về giấy chứng nhận nghỉ việc. Điều này có thể gây ảnh hưởng nhiều đến chế độ hưởng Bảo hiểm xã hội của người lao động.
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH là gì?
Giấy chứng nhận nghỉ việc của người lao động được hiểu là loại giấy được phía bên cơ sở y tế cấp cho NLĐ. Tờ giấy này vô cùng quan trọng, nó sẽ được sử dụng làm căn cứ để cho người lao động khi nghỉ việc sẽ được hưởng những chế độ ốm đau hay thai sản. Nhưng nó chỉ áp dụng trong trường hợp mà người lao động điều trị ngoại trú.
Sử dụng giấy chứng nhận hưởng Bảo hiểm y tế để làm gì?
Khi người lao động nghỉ việc, nguyên nhân do vấn đề sức khỏe. Tờ giấy nghỉ việc này sẽ được sử dụng để làm căn cứ giải quyết chế độ Bảo hiểm xã hội cho người lao động. Nó đã được quy định ở trong Điều 100 và Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Cụ thể sẽ có hai trường hợp như sau:
- Đối với chế độ ốm đau: Khi người lao động bị ốm đau hoặc con của người lao động ốm đau. Tuy nhiên trong trường hợp ốm đau phải điều trị ngoại trú sẽ phải có giấy chứng nhận nghỉ việc để được hưởng chế độ BHXH.
- Đối với chế độ thai sản: Trong trường hợp lao động nữ đi khám thai, đi nạo phá thai hoặc thai bị chết lưu. Trường hợp người lao động thực hiện các biện pháp tránh thai. Sẽ phải có giấy xác nhận nghỉ việc hưởng Bảo hiểm xã hội đối với trường hợp người lao động điều trị ngoại trú.
Cần có yêu cầu nào để được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc
Những cơ sở hành nghề khám chữa bệnhy, những cơ sở đã được cấp giấy phép hoạt động bởi Bộ Y tế và đã được đăng ký mẫu dấu, chữ ký với bên cơ quan BHXH. Những cơ sở này sẽ được phép cấp giấy chứng nhận nghỉ việc.
Cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng chế độ BHXH, cần phải đáp ứng được những yêu cầu như sau:
- Giấy chứng nhận nghỉ việc cần phải do các cơ sở đã được cấp giấy phép hoạt động cung cấp cho. Và những người kí giấy chứng nhận nghỉ việc phải là những người hành nghề tại chính cơ sở khám chữa đó. Những người hành nghề này được kí dưới sự phân công của người đứng đầu cơ sở khám chữa bệnh đó.
- Giấy chứng nhận nghỉ việc cần phải thực sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh đó. Và phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt qua giấy chứng nhận nghỉ việc này.
- Giấy chứng nhận nghỉ việc này phải thực sự phù hợp với tình trạng sức khỏe của người nghỉ việc. Và nó phải phù hợp với hướng dẫn chuyên môn của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Người lao động sẽ được cấp bao nhiêu giấy chứng nhận khi đi khám?
- Mỗi lần người lao động đi khám sẽ chỉ được cấp 1 giấy chứng nhận nghỉ việc. Nếu như người lao động bị bệnh nặng và cần phải nghỉ dài hơn 30 ngày. Nếu như sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy, người lao động cần phải tái khám để bác sĩ xem xét lại tình hình bệnh.
- Nếu như người lao động khám cùng lúc nhiều bệnh viện khác nhau. Mỗi bệnh viện cấp cho một giấy chứng nhận nghỉ việc. Như vậy, người lao động sẽ chỉ được hưởng 1 giấy chứng nhận nghỉ việc có thời hạn dài nhất.
- Trường hợp trong vòng 1 ngày, người lao động khám bệnh tại nhiều khoa ở trong cùng 1 bệnh viện. Như vậy, người lao động chỉ được lấy 1 giấy chứng nhận tại 1 khoa cố định.
Trường hợp nào được cấp lại giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH?
Những trường hợp sau sẽ được cấp lại giấy chứng nhận hưởng BHXH:
- Giấy chứng nhận bị hỏng, bị mất
- Giấy chứng nhận được kí bởi người không đúng thẩm quyền
- Dấu đóng trên giấy chứng nhận không đúng với quy định
- Thông tin ghi trên giấy chứng nhận có sai sót
Xem thêm:
Có được bảo lưu thời gian đóng Bảo hiểm xã hội?
Lương làm thêm giờ có phải đóng bảo hiểm xã hội?
Những trường hợp nào bị truy thu tiền đóng bảo hiểm xã hội?
Chế độ thai sản khi cả 2 vợ chồng đều đóng bảo hiểm xã hội
Những cách tra cứu nhanh thông tin Bảo hiểm Xã hội