Trong bài viết này, Ketoan.vn sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu những công việc, nhiệm vụ cụ thể mà kế toán trong đơn vị xây lắp phải làm.
1. Doanh nghiệp xây lắp là gì
Doanh nghiệp xây lắp là đơn vị kinh tế cơ sở, là nơi trực tiếp sản xuất kinh doanh. Gồm một tập thể lao động nhất định có nhiệm vụ sử dụng các tư liệu lao động và đối tượng lao động để sản xuất ra các sản phẩm xây lắp và tạo nguồn tích lũy cho Nhà nước. Doanh nghiệp xây lắp thường được gọi là nhà thầu.
2. Nhiệm vụ của từng kế toán xây dựng
- Kế toán trưởng: điều hành phòng kế toán và thực hiện các công việc tài chính kế toán. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hoạt động tài chính của Công ty.
- Kế toán tổng hợp: thu nhận các số liệu của các kế toán khác để cập nhật và phản ánh lên báo cáo, chuyên giúp kế toán trưởng trong mọi công việc kiểm tra kế toán
- Kế toán thanh toán: có nhiệm vụ kiểm tra chặt chẽ thu chi tiền mặt, tiền gửi trên cơ sở các chứng từ hợp lý, hợp lệ, hợp pháp. Theo dõi các tài khoản công nợ phải thu phải trả, thanh toán tiền lương và bảo hiểm
- Kế toán ngân hàng: Thực hiện các giao dịch với ngân hàng. Thu nhận các chứng từ phát sinh cập nhập lên báo cáo thuế.
- Kế toán TSCĐ và Vật liệu, CCDC: theo dõi tình hình xuất nhập tồn kho vật liệu, đánh giá phân loại vật liệu, ccdc theo yêu cầu quản lý của Công ty. Tham gia kiểm kê tài sản cố định, định kỳ hay bất thường
- Thủ quỹ: Phụ trách thu chi tiền mặt.
- Kế toán đội: Công việc của kỹ thuật giám sát kiêm kế toán đội công trình.
3. Công việc của 1 kế toán xây dựng trong một công trình
Giai đoạn 1: Tập hợp đầy đủ hồ sơ công trình
- Hợp đồng xây dựng công trình
- Dự toán thẩm định
- Quyết định gói thầu thi công
- Hồ sơ thiết kế
- Hồ sơ khảo sát địa chất.
Giai Đoạn 2: Theo dõi công trình tuần tự:
- Bám hợp đồng để theo dõi tiến độ thi công và phân bổ vật liệu, nhân công theo từng giai đoạn.
- Bám dự toán (theo hạn mức vật tư) để tập hợp chi phí vật liệu cho công trình theo từng giai đoạn thực hiện công việc.
- Bóc tách khối lượng dựa theo dự toán thẩm định đã duyệt, trong khi bóc tách dự toán các bạn để ý đến phần chênh lệch vật tư, bạn phải cộng chênh lệch vật tư lại với nhau.
- Khi bóc tách nguyên vật liệu bạn phải căn cứ vào định mức được bóc tách trong dự toán để mà yêu cầu lấy hóa đơn sao cho đúng nhất các nguyên vật liệu phụ.
- Bám dự toán để tính và theo dõi chi phí nhân công theo từng giai đoạn công việc.
- Sau khi bóc được nhân công bạn phải làm hợp đồng giao khoán cho một số đội trưởng hoặc làm các thủ tục liên quan như đăng ký mã số thuế cho lao động, xin xác nhận nhân công tại địa phương xây dựng công trình.
- Khi kết thúc công trình thì phải làm thanh lý với các ông đội trưởng.
- Nếu công trình có khối lượng phát sinh thì kế toán cũng phải bám khối lượng phát sinh để hạch toán (nhân công + vật tư như dự toán).
Giai đoạn 3: Khi công trình xây dựng hoàn thành:
- Kế toán phải bám vào hồ sơ quyết toán công trình để giải trình số liệu.
- Nếu tổng giá trị công trình cao hơn giá trị quyết toán thì bạn phải nêu lên được nguyên nhân lý do tại sao có phần chênh lệch.
- Hoặc ngược lại giá trị quyết toán công trình cao hơn dự toán thì bạn cũng phải làm hồ sơ giải trình.
4. Chi tiết công việc của kế toán xây dựng
Công việc đầu năm:
- Kết chuyển lãi, lỗ năm trước sang đầu năm hiện tại:
- Nộp tiền và hạch toán chi phí thuế môn bài đầu năm
- Chuyển số dư năm trước sang đầu năm
- Khai báo các tờ khai, báo cáo thuế cần nộp đầu năm: Thuế GTGT, TNCN, Thuế TNDN, tình hình sử dụng hóa đơn, báo cáo tài chính, quyết toán thuế TNDN, quyết toán thuế TNCN.
Công việc cuối năm:
- Làm báo cáo thuế cho tháng cuối năm và báo cáo thuế quý 4
- Lập báo cáo quyết toán thuế TNCN năm, quyết toán thuế TNDN năm
- Kiểm kê quỹ, kiểm kê kho hàng và tài sản, đối chiếu công nợ.
- Lên sổ kế toán, đối chiếu sổ chi tiết và sổ tổng hợp
- Lập báo cáo tài chính năm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
- Thuyết minh báo cáo tài chính, bảng cân đối phát sinh.
- In sổ sách, chứng từ kế toán và trình ký các sổ sách chứng từ đó.
- Lưu trữ các chứng từ và sổ sách.
Trên đây là những việc mà kế toán trong đơn vị xây lắp phải làm. Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã nắm rõ những công việc mà kế toán phải làm trong những đơn vị này. Chúc các bạn thành công!
Xem thêm
Những nghiệp vụ kế toán cơ bản của ngành vận tải biển
Công việc phải làm và trách nhiệm của kế toán thuế
Lỗi kế toán là gì? Đặc điểm và các loại lỗi kế toán thường gặp?