Trong nhiều trường hợp, khi người lao động đã chấm dứt hợp đồng lao động. Tuy nhiên thì bên phía công ty lại không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động. Như vậy trong trường hợp này, người lao động cần phải làm gì?
Quy định về thời hạn trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động
Dựa vào khoản 1 Điều 96 của Luật Bảo hiểm xã hội mới nhất hiện nay. Mỗi người tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được cấp sổ. Việc cấp sổ bảo hiểm cho từng người là để theo dõi trong việc đóng. Và trong việc được hưởng những chế độ của bảo hiểm xã hội. Bên cạnh đó, nó còn là cơ sở sử dụng để quyết định về các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động. Vì vậy mà người lao động sẽ có quyền được cấp sổ và quyền tự quản lý sổ bảo hiểm xã hội của mình.
Và ở trong khoản 1 Điều 18 của luật này. Bên phía sử dụng lao động cần phải có trách nhiệm bảo quản sổ bảo hiểm xã hội của người lao động làm việc trong doanh nghiệp của mình. Bảo quản trong khoảng thời gian mà người lao động làm việc ở trong doanh nghiệp. Khi mà người lao động đã kết thúc hợp đồng bà không còn làm việc nữa. Người sử dụng lao động cần phải có trách nhiệm trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Những lưu ý quan trọng
Hơn nữa, bắt đầu từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, ở trong khoảng thời gian 7 ngày làm việc. Cả hai bên cần phải tiến hành thanh toán toàn bộ những khoản chi phí có liên quan đến quyền lợi của đối phương. Đối với những trườg hợp đặc biệt mà không thể thanh toán được. Hai bên có thể kéo dài thời hạn thanh toán. Tuy nhiên thời hạn thánh toán sẽ không được kéo dài quá 30 ngày. Điều này đã được quy định rõ ràng trong khoản 2, 3 của Điều 47 trong Bộ luật lao động hiện hành.
Theo đó, đối với bên sử dụng lao động cần phải có trách nhiệm hoàn thành toàn bộ thủ tục. Sau đó xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm. Kèm theo một số những loại giấy tờ khác mà trước đó bên sử dụng lao động đã giữ của người lao động.
Tóm lại, như trong quy định đã bạn hành. Khi hợp đồng lao động kết thúc, trong vòng 30 ngày kể từ ngày kết thúc. Người sử dụng lao động cần phải xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm cho người lao động đúng hạn.
Nếu công ty không trả sổ bảo hiểm, người lao động cần phải làm gì?
Theo khoản 6 Điều 17 của Luật Bảo hiểm xã hội. Khi người lao động đã chấm dứt hợp đồng lao động mà công ty không trả sổ. Như vậy là đã vi phạm vào trong điều cấm của luật này. Việc không trả sổ sẽ gây ra những cản trở hoặc gây ra sự khó khăn. Có thể gây thiệt hại đến quyền lợi của người lao động. Bên cạnh đó, nó còn làm ảnh hưởng lớn đến lợi ích hợp pháp. Và cả lợi ích chính đáng của người lao động.
Nếu như khi đã kết thúc hợp đồng lao động tại doanh nghiệp. Nhưng doanh nghiệp lại cố tình không trả lại sổ Bảo hiểm xã hội. Người lao động hoàn toàn có thể gửi đơn khiếu nại đến Giám đốc công ty. Hoặc người lao động có thể gửi đến tổ chức Công đoàn của công ty để thực hiện khiếu nại về hành vi cố tình không trả lại sổ BHXH cho người lao động.
Trong trường hợp người lao động gửi khiếu nại lần đầu nhưng không được đồng ý. Người lao động có thể chuyển hướng qua gửi đơn khiếu nại lên Chánh Thanh tra Sở lao động Thương binh và Xã hội để giải quyết. Nơi mà công ty làm việc đặt trụ sở chính. Đến đây người lao động có thể giải quyết được khiếu nại lần 2.
Tóm lại, khi bên doanh nghiệp cố tình không trả lại sổ bảo hiểm cho người lao động. Người lao động hoàn toàn có tư cách đòi lại sổ của mình bằng cách nộp khiếu nại như đã hướng dẫn ở trên.
Xem thêm:
Có được bảo lưu thời gian đóng Bảo hiểm xã hội?
Lao động nước ngoài có phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp?
Hướng dẫn thay đổi hồ sơ bảo hiểm khi đổi tên công ty
Quyền lợi được hưởng khi tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục
Doanh nghiệp bắt buộc phải trang bị những loại bảo hiểm nào cho NLĐ?