Khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ có những khoản chi phí hợp lý được trừ theo. Tuy nhiên các khoản chi phí này chỉ được trừ khi đáp ứng được những điều kiện đã đặt ra trước đó.
Những điều kiện để được trừ các khoản chi phí hợp lý
- Những khoản chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp
- Những khoản chi phí có đầy đủ hóa đơn và chứng từ hợp pháp theo đúng quy định của pháp luật
- Những khoản chi phí nếu có đầy đủ hóa đơn mua hàng hóa hoặc mua dịch vụ từng lần. Mà giá trị của hóa đơn từ 20 triệu đồng trở lên. Khi người mua thanh toán xong, cần phải đảm bảo có chứng từ thanh toán và không sử dụng tiền mặt.
- Nếu như mua hàng hóa, dịch vụ có giá trị từng lần từ 20 triệu đồng trở lên. Nhưng chưa thanh toán cho đến thời điểm ghi nhận chi phí. Như vậy trường hợp này sẽ được tính vào trong chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
- Nếu trong trường hợp mà phía bên doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán và cũng không sử dụng tiền mặt. Như vậy doanh nghiệp cần phải thực hiện kê khai và giảm chi phí đối với những mặt hàng, dịch vụ không có chứng từ thanh toán.
Chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế
Những khoản chi phí hợp lí có liên quan đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế. Từ việc kinh doanh ở trong kỳ tính thuế. Bao gồm một số những khoản như sau:
- Tiền lương và tiền công. Một số những khoản thù lao cùng một số những loại chi phí khác để tri trả cho người lao động
- Các khoản chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa. Những loại được sử dụng ở trong sản xuất, kinh doanh hoặc chi phí dịch vụ mua ngoài
- Những khoản chi phí sử dụng vào việc bảo dưỡng, chi phí khấu hao tài sản cố định ở trong doanh nghiệp.
- Các khoản sử dụng để chi trả lãi cho tiền vay
- Các khoản thuộc chi phí quản lý
- Những khoản thuế, khoản phí, lệ phí cần phải nộp theo đúng quy định của pháp luật. Những khoản này đều được tính vào trong chi phí.
- Một số những khoản chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế.
Những trường hợp không được lập bảng kê mua hàng hóa
Nếu như doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ nhưng lại không có hóa đơn. Những trường hợp như vậy sẽ không được phép lập bảng kê mua hàng hóa, dịch vụ mẫu số 01/TNDN. Cụ thể như sau:
- Mua hàng hóa thuộc danh mục nông sản, hải sản hay thủy sản. Mua từ những người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra thị trường
- Những mặt hàng là sản phẩm thủ công được làm từ đay, cói, tre, nứa, song, mây…..Hoặc từ một số những nguyên liệu được tận dụng từ những sản phẩm nông nghiệp.
- Khi mua các sản phẩm đất, cát của những cá nhân, những hộ gia đình tự khai thác và trực tiếp bán ra thị trường.
- Mua lại các loại phế liệu của những người trực tiếp thu nhặt phế liệu
- Mua lại đồ dùng, tài sản hoặc dịch vụ của các hộ gia đình, hoặc của các cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra thị trường.
- Mua lại hàng hóa, dịch vụ của các cá nhân, các hộ gia đình có mức doanh thu hàng năm là 100 triệu đồng.
Những khoản được tính vào trong chi phí được trừ trong trường hợp bất khả kháng khác
Khi hàng hóa, tài sản bị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn
Hàng hóa của doanh nghiệp bị hư hỏng hoặc hết hạn sử dụng. Nguyên nhân hư hỏng là do quá tình thay đổi sinh hóa tự nhiên. Và trường hợp bị hỏng này không được bồi thường. Như vậy trường hợp này của doanh nghiệp sẽ được tính vào trong chi phí được trừ trong quá trình xác định thu nhập chịu thuế.
Đối với phần giá trị hàng hóa bị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh hoặc hỏa hoạn. Hoặc những trường hợp thiệt hại bất khả kháng và không được bồi thường. Sẽ được xác định bằng tổng giá trị tổn thất trừ đi phần giá trị doanh nghiệp của bảo hiểm hoặc của tổ chức.
Xem thêm:
Những khoản thuế và lệ phí không được tính vào chi phí hợp lý
5 tuyệt chiêu tăng chi phí hợp lý trong doanh nghiệp
Đưa lương thưởng tháng 13 vào chi phí hợp lý như thế nào cho chuẩn?
Chi phí quà Tết cho nhân viên có phải chi phí hợp lý?
Chi phí đầu vào không có hóa đơn có được đưa vào chi phí hợp lý không?