Nổi bật 2 Các khoản chi có tính chất phúc lợi cho người lao động

Các khoản chi có tính chất phúc lợi cho người lao động

680

Các khoản chi có tính chất phúc lợi là gì? Những khoản chi nào được coi là có tính chất phúc lợi. Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây.

Các khoản chi có tính chất phúc lợi cho người lao động

Khoản chi có tính chất phúc lợi là gì?

Các khoản chi có tính chất phúc lợi cho người lao động là những khoản lợi ích vật chất người lao động nhận được ngoài lương và thưởng đã thỏa thuận trước nhằm hỗ trợ về đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.

Các khoản chi phúc lợi

Theo Khoản 4, Điều 3, Thông tư số 25/2018/TT-BTC, các khoản chi có tính chất phúc lợi bao gồm:

  • Chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động.
  • Chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị.
  • Chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo.
  • Chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau.
  • Chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập.
  • Chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động.
  • Chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động, không bao gồm khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động.
  • Những khoản chi có tính chất phúc lợi khác.

Chứng từ của các khoản chi có tính chất phúc lợi 

Theo Khoản 2, Điều 3, Thông tư số 25/2018/TT-BTC, các khoản chi phúc lợi được quy định tại:

  • Hợp đồng lao độn.
  • Thoả ước lao động tập thể.
  • Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn.
  • Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.

Các chứng từ liên quan đến khoản chi phúc lợi gồm một số chứng từ sau:

  • Chứng từ chi tiền mặt.
  • Hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ.
  • Phê duyệt của cấp có thẩm quyền.
  • Đề nghị của công đoàn, người phụ trách bộ phận có nhu cầu chi.
  • Hợp đồng kinh tế.
  • Bảng kê danh sách người lao động được tham gia đi nghỉ mát (trường hợp chi chi nghỉ mát).
  • Quyết định của Ban Giám đốc về việc đi nghỉ mát, quyết định phê duyệt kinh phí (trường hợp chi chi nghỉ mát).
  • Hóa đơn tiền phòng, ăn uống.
  • Một số chứng từ khác.

Khoản chi phúc lợi được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Các khoản chi phúc lợi được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên bị khống chế ở mức dưới 1 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp (quy định tại Khoản 4, Điều 3, Thông tư số 25/2018/TT-BTC).

Việc xác định 1 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp được quy định tại Điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC. Cụ thể như sau:

Một tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế = (quỹ tiền lương thực hiện trong năm) : 12 tháng.

Nếu doanh nghiệp hoạt động không đủ 12 tháng thì:

Một tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế = (quỹ tiền lương thực hiện trong năm) : (số tháng thực tế hoạt động trong năm).

Trong đó, quỹ tiền lương thực hiện trong năm là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán. Quỹ này không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế.

Khoản chi phúc lợi khi tính thuế thu nhập cá nhân

Các khoản chi có tính chất phúc lợi cho người lao động

Theo quy định tại Khoản 5, Điều 11, Thông tư 92/2015/TT-BTC, các khoản chi phúc lợi sau không phải tính thuế thu nhập cá nhân:

  • Chi đám hiếu, hỷ của người lao động và gia đình người lao động quy định trong văn bản của doanh nghiệp. Các khoản chi này dưới mức 1 tháng lương bình quân thực hiện.
  • Khoản chi không ghi đích danh người hưởng.

Các khoản chi có tính chất phúc lợi phải tính thuế thu nhập cá nhân là các khoản chi còn lại và ghi đích danh tên người hưởng.

Khoản chi phúc lợi khi tính thuế giá trị gia tăng

Các khoản chi phúc lợi cho người lao động nếu có đầy đủ hóa đơn và chứng từ hợp lệ thì được khấu trừ thuế giá trị gia tăng. Lưu ý đối với hóa đơn có giá trị thanh toán trên 20 triệu đồng thì doanh nghiệp phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.

Xem thêm:

Những khoản thuế và lệ phí không được tính vào chi phí hợp lý

Cách xử lý chi phí không có hóa đơn GTGT đầu vào

Lãnh đạo Deloitte nói về quá trình Khống chế chi phí lãi vay ở Việt Nam

Tải về Nghị định 68/2020/NĐ-CP về việc tăng trần chi phí lãi vay được trừ lên 30%

Làm việc không đúng hạn cam kết có phải hoàn trả chi phí đào tạo?