Trong quá trình thực hiện kinh doanh một sản phẩm nào đó, việc xây dựng kênh phân phối cho doanh nghiệp vô cùng quan trọng. Nó giống như tiền đề để cho doanh nghiệp phát triển. Vì vậy mà không ít những doanh nghiệp hiện nay đều đầu tư vào việc xây dựng các hệ thống kênh phân phối trở nên lớn mạnh.
4 Bước cơ bản để giúp doanh nghiệp xây dựng kênh phân phối
Khi bạn muốn xây dựng kênh phân phối, cần phải có sẵn quy trình. Các doanh nghiệp có thể xây dựng dựa trên 4 bước cơ bản như sau:
Nghiên cứu và điều tra kỹ về thị trường
Nếu bạn muốn sản phẩm của mình thành công trên thị trường, đầu tiên bạn cần phải hiểu rõ thị trường mà mình muốn hướng đến. Vậy cần phải làm gì? Đó chính là điều tra và nghiên cứu về thị trường. Bạn cần phải là người hiểu rõ nhất về đặc điểm cũng như là tiềm năng của thị trường mà bạn đang hướng đến.
Có thể thấy rằng không ít những doanh nghiệp hiện nay thường không thực hiện bước này. Hoặc có thực hiện nhưng lại bị thiếu kỹ năng thực hiện. Thậm chí có những doanh nghiệp làm việc rất qua loa. Chỉ cần tìm hiểu xem trên thị trường có bao nhiêu nhà phân phối và sau đó cung cấp đủ sản phẩm cho những nhà phân phối đó là xong.
Việc xác định được thị trường thực sự không phải là một điều dễ dàng. Đôi khi để làm tốt điều này, bạn cần phải nhờ đến sự giúp đỡ từ những công ty nghiên cứu thị trường chuyên nghiệp. Nhưng bạn cũng không nên dựa dẫm hoàn toàn vào họ, bởi vì kết quả mà những công ty nghiên cứu được chỉ đúng được phần nào đó. Doanh nghiệp tự chủ động nghiên cứu thì vẫn tốt hơn.
Tìm ra phương pháp để tiếp cận thị trường
Khi bạn xây dựng hệ thống kênh phân phối, bạn cần phải dựa vào đặc điểm của thị trường để xác định được cách xây dựng kênh phân phối. Trường hợp mà thị trường lớn, bạn hoàn toàn có thể thiết lập ra một hệ thống phân phối riêng và công ty tự quản lý. Nếu như thị trường nhỏ, bạn có thể sử dụng những kênh phân phối bán lẻ tự nhiên. Và mỗi thị trường mà bạn nghiên cứu đều sẽ có những cách tiếp cận riêng biệt.
Bạn hoàn toàn không nên lựa chọn ra một phương pháp tiếp cận và áp dụng nó cho tất cả các thị trường mà bạn nghiên cứu. Đây là điều tối kị khi tiếp cận với thị trường. Mỗi thị trường đều sẽ có những đối tượng khách hàng khác nhau và một cách tiếp cận khác nhau.
Thực hiện công tác quản lý khi đã thiết lập thành công hệ thống
Khi bạn đã mất công sức để có thể thiết lập nên hệ thống phân phối cho chính bản thân mình, bạn cần phải thực hiện ngay công tác quản lý. Công tác quản lý sẽ giúp cho bạn giữ vững và phát huy tối đa hiệu quả theo kế hoạch và theo ý đồ trong dự định ban đầu của bạn.
Bạn hãy nhìn những công ty phát triển đi đầu thường có một nguyên tắc vàng, đó là mở hệ thống đến đâu là thực hiện giám sát chặt chẽ đến đó. Hãy lưu ý rằng, bạn đi chậm và đi từng bước an toàn, nhưng nó sẽ không mang đến rủi ro, mà nó đem đến hiệu quả công việc cho bạn.
Vậy nên các bước quản lý trong việc xây dựng hệ thống kênh phân phối đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu như bạn bỏ công sức ra để khảo sát thị trường và mở ra nhiều kênh phân phối, nhưng bạn lại không giám sát nó đến cùng. Điều này rất có thể sẽ làm cho mọi công sức trước đó của bạn trở nên vô nghĩa.
Lựa chọn hình thức quản lý cũng vô cùng quan trọng. Không có kênh phân phối nào hoạt động giống nhau. Vì thế mà hãy lựa chọn những cách quản lý sao cho phù hợp với kênh phân phối đó.
Tập trung vào đầu tư bộ máy nhân sự
Bạn đừng bao giờ coi thường bộ máy nhân sự của mình. Nhân sự đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với vấn đề phát triển của doanh nghiệp. Khi bạn có một đội ngũ nhân sự giỏi, chắc chắn việc mở rộng các kênh phân phối sẽ không còn lại trở ngại đối với bạn. Bạn cần phải hiểu ra một vấn đề đó là bộ máy phân phối của bạn hoạt động có đem lại cho bạn hiệu quả hay không là dựa hoàn toàn vào con người.
Hỗ trợ bán hàng cũng là một yếu tố quan trọng
Trong quá trình xây dựng kênh phân phối bán hàng ở trong doanh nghiệp, không chỉ có 4 bước nêu trên mới là quan trọng. Việc bạn tập trung đầu tư vào bán hàng cũng đóng vai trò quan trọng không kém trong quá trình phát triển kênh phân phối bán hàng.
Nếu như đội ngũ hỗ trợ bán hàng của bạn mạnh thì chắc chắn một điều rằng sức mạnh của hệ thống phân phối cũng sẽ tăng mạnh.
Đội ngũ bán hàng giữ vai trò vô cùng quan trọng trong khâu tiếp cận với khách hàng. Vì thế mà ngoài việc tập trung vào đào tạo nhân lực, bạn còn phải tập trung vào đào tạo đội ngũ hỗ trợ bán hàng.
Một khi đã xây dựng được các kênh phân phối bán hàng, nếu bạn muốn nó hoạt động tốt và thực sự đem đến hiệu suất cao, đừng quên đầu tư vào để chăm sóc cho nó.
Với 4 bước xây dựng hệ thống phân phối trên, mong bạn có thể áp dụng nó vào kênh phân phối của mình 1 cách hiệu quả.
Chúc bạn thành công!