Hiện nay ở các doanh nghiệp, để xin vào làm, bạn sẽ phải trải qua những vòng tuyển dụng. Nếu qua, bạn mới được doanh nghiệp nhận vào làm. Để thực hiện được những cuộc phỏng vấn đó, những người trong đội ngũ marketing phải suy nghĩ, sáng tạo để xây dựng nên chiến lược tuyển dụng nhân sự của doanh nghiệp có kế hoạch, hợp lí và mang tính hiệu quả cao.
Thu hút nhân tài bằng sứ mệnh của doanh nghiệp
Hiện nay những người đi xin việc thường có xu hướng tìm đến những công ty/doanh nghiệp có tiếng để làm việc. Thay vì chọn lựa một môi trường làm việc hạn chế. Vì vậy để được nhiều nhân tài chú ý, các doanh nghiệp luôn cố gắng nâng cao giá trị, sứ mệnh của mình lên mỗi ngày.
Một doanh nghiệp có mục đích, sứ mệnh rõ ràng chính là cách tư duy logic và thông minh của người chủ doanh nghiệp. Điều đó chính là niềm tin cho những người tham gia tuyển dụng ở nơi đó. Họ tin rằng giá trị của họ sẽ được phát triển và nhìn nhận đúng đắn ở môi trường làm việc tốt.
Tuyển dụng là marketing
Trước đây, ranh giới giữa tuyển dụng và marketing được đặt ra rất rõ ràng. Hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Một bên là dành cho những nhà tuyển dụng, một bên lại dành cho khách hàng. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đã tìm ra nhiều điểm chung trong hai khái niệm này, xóa mờ khoảng cách giữa tuyển dụng với marketing.
Nói cụ thể hơn, các ứng viên tài năng thường tìm những “sản phẩm” (doanh nghiệp) mà họ yêu thích, họ cảm thấy tâm đắc. Giống như cách một vị khách đi mua hàng. Sau khi họ quyết định chọn doanh nghiệp, tức là mức độ tin cậy, cơ hội nghề nghiệp tại doanh nghiệp đó tạo được sự quan tâm với họ. Để thu hút được sự chú ý đấy, các doanh nghiệp phải thực hiện marketing (trong bán hàng là chiêu trò) để tạo chương trình hấp dẫn, đạt hiệu quả tối ưu.
Người thật – Việc thật
Để tạo niềm tin và sự gắn bó với doanh nghiệp cho các ứng viên, việc kể một câu chuyện từ những con người thật sẽ làm tăng đáng kể niềm tin. Những ứng viên – Họ không hề thích những lời quảng cáo đầy mật ngọt, ngôn từ bóng bẩy, hoa mĩ đâu.
Tin tôi đi, khi họ đi xin việc, cái họ thích nghe, muốn được nghe hơn cả là những câu chuyện thực tế về lối sống, phong cách sinh hoạt và văn hóa ứng xử nội bộ ra sao do chính người trong doanh nghiệp kể lại.
Có nhiều doanh nghiệp hiện nay khuyến khích nhân viên của mình tự tay viết ra một câu chuyện về chuyên môn, văn hóa doanh nghiệp, những tình huống tại chỗ làm như một lời tâm sự thật lòng, để hình ảnh công ty trở nên đẹp hơn trong mắt các “khách hàng”.
Cung cấp cơ hội trải nghiệm công việc
Để biết được những ứng viên đó có phù hợp với môi trường làm việc tại doanh nghiệp hay không, những nhà cung cấp thường đưa ra những trải nghiệm nghề nghiệp cho ứng viên. Nó giống như một bài kiểm tra để nhân viên có thể hiểu rõ hơn về doanh nghiệp trước khi quyết định gắn bó lâu dài.
Điều này không chỉ giúp các nhà tuyển dụng chọn được đúng người mà còn giúp các ứng viên có được cách nhìn nhận đúng đắn, giúp năng suất làm việc cao hơn, đem lại sự hiệu quả trong công việc, tiết kiệm tối đa tiền bạc và thời gian của doanh nghiệp đó.
Tôn trọng ý kiến cá nhân của các nhân viên
Trong môi trường làm việc, chắc chắn sẽ có những nhân viên với tính cách nổi bật, làm việc độc lập, quyết đoán và có quan điểm riêng. Để khéo léo nhất, doanh nghiệp không nên quá cứng nhắc. Ví dụ, có một nhân viên mong muốn được làm việc trong không gian mở để hiệu quả làm việc cao hơn. Khi họ làm tốt công việc, không chỉ có lợi cho nhân viên mà còn mang đến nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Ứng dụng công nghệ
Trong thời đại 4.0 thì việc áp dụng công nghệ vào tuyển dụng là điều hoàn toàn cần phải làm. Các doanh nghiệp có thể xây dựng hình ảnh qua các trang mạng xã hội. Hơn nữa, những nhà tuyển dụng ngày nay không cần nhất nhất tiếp xúc trực tiếp với nhân viên mới có thể phỏng vấn.
Các công cụ công nghệ hiện nay sẽ giúp bạn lọc hồ sơ tối ưu. Bạn không chỉ biết được kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn mà còn có thể tìm hiểu tính cách, trình độ văn hóa,… của các ứng viên. Việc ứng dụng công nghệ trong tuyển dụng giúp bạn rút ngắn tối đa thời gian dài dòng, hữu hiệu cho các nhà tuyển dụng doanh nghiệp.
Tạo “chất dẫn nhiệt” cho doanh nghiệp
Để truyền bá hình ảnh doanh nghiệp, các nhân viên, quản lí, đối tác, gia đình hay bạn bè của nhân viên có thể đóng vai như một “the face” để gửi gắm những thông điệp, văn hóa,… của doanh nghiệp với những người xung quanh. Doanh nghiệp nên là nam châm để thu hút những nhân viên tiềm năng trong tương lai.
Trên đây là nội dung của chiến lược nhân sự cho doanh nghiệp, giúp các nhà tuyển dụng có thể tạo được nhiều sự quan tâm từ phía các ứng viên, xây dựng một hình ảnh doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh hơn, tạo nên giá trị thực của doanh nghiệp.