Trong quá trình tính, kê khai và nộp thuế, doanh nghiệp sẽ không tránh khỏi việc bị nộp thừa các khoản thuế. Khi nộp thừa thuế, doanh nghiệp hoàn toàn có thể giải quyết và lấy lại được số tiền thuế đã nộp. Vậy, cụ thể những việc họ cần làm là gì?
Hướng dẫn xác định số tiền thuế đã nộp thừa của doanh nghiệp
Quy định về tiền thuế, tiền nộp chậm và tiền nộp phạt đối với các doanh nghiệp ở trong Điều 33, Khoản 1 Thông tư 156/2013/TT-BTC. Quy định cụ thể như sau:
Đối với những người nộp thuế và có số tiền nộp lớn hơn so với số tiền nộp quy định. Những người đi nộp thuế sẽ chỉ được xác định đối với số thuế nộp thừa khi mà đã có số thuế nộp lớn hơn so với thuế phải nộp.
Như vậy, theo như quy trình trên, số tiền thuế đã nộp được coi là tiền nộp thừa trong những trường hợp như sau:
- Người thực hiện nộp thuế đã nộp số tiền vào trong ngân sách lớn hơn số tiền thuế phải nộp. Số tiền nộp thừa đó đối với từng sắc thuế cần phải nộp ở trong thời hạn 10 năm. Sẽ bắt đầu được tính từ ngày người đó đi nộp tiền vào trong ngân sách nhà nước.
Các khoản thuế giá trị gia tăng ở trong doanh nghiệp được xác định là nộp thừa. Trong trường hợp nếu như sau kỳ khai thuế mà người này có số thuế phải nộp nhỏ hơn so với số tiền người này đã nộp vào trong ngân sách nhà nước.
- Đối với các khoản thuế thu nhập doanh nghiệp và cả thuế thu nhập cá nhân mà phải quyết toán năm. Doanh nghiệp chỉ nên xác định số thuế mà mình đã nộp thừa khi mà có khoản tiền thuế đã nộp lớn hơn so với các khoản thuế phải nộp dựa trên quyết toán thuế.
Hướng dẫn doanh nghiệp giải quyết tính thừa thuế
Khi doanh nghiệp nộp thừa thuế giá trị gia tăng
Đối với khoản thuế giá trị gia tăng ở trong doanh nghiệp, các doanh nghiệp thường sẽ thực hiện kê khai khấu trừ theo tháng và theo quý. Đến cuối kì kế toán, sau khi đã thực hiện kê khai thuế, doanh nghiệp sẽ căn cứ vào trong tờ khai này để xác định được chính xác số thuế mà mình sẽ phải nộp.
Đối với những trường hợp mà doanh nghiệp thực hiện khai sai và để có những sai sót. Điều này làm cho doanh nghiệp bị tính thừa số tiền thuế mà mình phải nộp. Đối với trường hợp này, doanh nghiệp cần phải thực hiện công việc như sau:
- Doanh nghiệp sẽ lập tờ khai thuế giá trị gia tăng. Nhưng doanh nghiệp chỉ thực hiện lập nếu như còn ở trong thời hạn thực hiện kê khai của kỳ kê khai tính thuế trong kì đó.
- Tiến hành lập tờ khai bổ sung. Nhưng chỉ áp dụng ở trong trường hợp mà đã hết thời hạn kê khai của kỳ kê khai tính thuế trong doanh nghiệp.
Khi doanh nghiệp nộp thừa thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp
Đối với hai khoản thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp. Cả hai loại thuế này doanh nghiệp đều phải thực hiện quyết toán ở trong thời điểm cuối năm. Đối với các thời điểm ở trong năm, khi mà doanh nghiệp nộp thuế, chỉ là nộp tạm thời. Hoặc có thể coi như tạm khấu trừ nộp thuế.
Vào thời điểm cuối năm, khi căn cứ vào trong sổ quyết toán. Bên phải nộp thuế mới có thể xác định được toàn bộ số thuế. Đó là số thuế doanh nghiệp của mình phải nộp ở trong năm. Đối với việc tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và tạm nộp thuế thu nhập cá nhân sẽ không làm ảnh hưởng đến công việc quyết toán và kê khai hàng tháng.
Giải quyết khi nộp thuế thừa
Khi phát hiện ra sai sót trong việc nộp thuế. Sai sót của đơn vị nào, đơn vị đó sẽ phải chủ động xác định được chính xác nguyên nhân sai sót. Sau đó tìm cách để khắc phục hậu quả. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần phải gửi văn bản để tra soát. Sau đó thực hiện thông báo đến những đơn vị liên quan. Những đơn vị liên quan này sẽ phối hợp để xử lý theo quy định.
Đối với quá trình xử lý sai sót cần phải thực hiện ở ngay trong ngày để xảy ra sai sót. Nếu như đã hết thời gian để xử lý. Doanh nghiệp phải thực hiện xử lý sai sót ở trong chính ngày làm việc tiếp theo.
Xem thêm:
Tải về Thông tư 69/2020/TT-BTC quy định trình tự, thủ tục xử lý nợ thuế
Thuế Tiêu thụ đặc biệt là gì? Cách xác định giá tính thuế Tiêu thụ đặc biệt
Hướng dẫn cách kê khai bổ sung tờ khai thuế GTGT
Đăng ký mã số thuế cá nhân cần tuân thủ những quy định gì?
Những nguyên tắc không thể bỏ qua khi quyết toán Thuế