Nổi bật 2 Không ký tiếp hợp đồng lao động đã hết hạn, DN bị...

Không ký tiếp hợp đồng lao động đã hết hạn, DN bị phạt thế nào?

263

Khi hợp đồng lao động hết hạn, nhiều doanh nghiệp không ký tiếp hợp đồng nhưng người lao động vẫn làm việc bình thường. Trong trường hợp này, doanh nghiệp có vi phạm quy định hay không? Người lao động có quyền gì và bị ảnh hưởng như thế nào? Hãy cùng Ketoan.vn tìm hiểu tại bài viết dưới đây.

Những lưu ý khi hợp đồng lao động hết hạn ai cũng nên biết

Khi hết hạn hợp đồng lao động, doanh nghiệp phải làm gì?

Các loại hợp đồng lao động

Điều 22, Bộ luật Lao động năm 2012 quy định có 3 loại hợp đồng lao động sau:

– Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: đây là loại hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn hay thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

– Hợp đồng lao động xác định thời hạn: đây là loại hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn hay thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Thời hạn trong khoảng thời gian từ 12 đến 36 tháng.

– Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định: đây là loại hợp đồng có thời hạn dưới 12 tháng.

Khi hết hạn hợp đồng lao động

Khi HĐLĐ hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì:

– Hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới trong vòng 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn. Hai bên chỉ được ký thêm 1 lần, nếu sau đó người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

– Nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì:

  • Hợp đồng xác định thời hạn đã giao kết sẽ trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
  • Hợp đồng mùa vụ đã giao kết sẽ trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng.

Không ký tiếp hợp đồng đã hết hạn, doanh nghiệp có bị phạt không?

Tại Điều 18, Bộ luật Lao động năm 2012 đã quy định như sau:

“Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.”

Theo đó, khi HĐLĐ đã hết hạn, doanh nghiệp phải giao kết hợp đồng mới với người lao động. Như đã nêu ở trên, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới trong vòng 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn. Và số lần ký lại tối đa là 1 lần. Như vậy, việc không ký tiếp hợp đồng đã hết hạn với người lao động là trái quy định của pháp luật. Theo đó, doanh nghiệp vi phạm sẽ bị xử phạt.

Mức xử phạt doanh nghiệp không ký tiếp HĐLĐ đã hết hạn

Những lưu ý về hợp đồng lao động hết hạn ai cũng nên biết

Theo quy định Khoản 1, Điều 8, Nghị định 28/2020/NĐ-CP:

Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì doanh nghiệp bị phạt như sau:

– Phạt từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với vi phạm từ 1 đến 10 người lao động.

– Phạt từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với vi phạm từ 11 đến 50 người lao động.

– Phạt từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng đối với vi phạm từ 51 đến 100 người lao động.

– Phạt từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với vi phạm từ 101 đến 300 người lao động.

– Phạt từ 20 triệu đồng đến 25 triệu đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Quyền lợi người lao động bị ảnh hưởng

Ngoài ra, đồng thời với việc doanh nghiệp bị phạt thì người lao động khi không ký kết hợp đồng lao động sẽ không được đóng các loại bảo hiểm xã hội cũng như hưởng các chế độ ốm đau, thai sản…

Trên đây là những lưu ý khi hết hạn hợp đồng lao động. Mời bạn đọc tham khảo để tránh bị phạt cũng như làm mất quyền lợi của mình. Chúc các bạn thành công.

Xem thêm:

Cách phân biệt Những loại hợp đồng lao động thông dụng nhất hiện nay

Tải về Thông tư 103/2014/TT-BTC hướng dẫn về thuế nhà thầu nước ngoài

Những đối tượng nào được ký hợp đồng lao động trong doanh nghiệp?

Hướng dẫn hạch toán nghiệp vụ xuất hàng khuyến mại có kèm theo điều kiện phải mua hàng

Người sinh con thứ 3, thứ 4 có được hưởng Chế độ thai sản không?