Bộ luật Lao động 2019 (có hiệu lực từ năm 2021) quy định như thế nào về xử lý kỷ luật lao động? Từ năm 2021, trường hợp nào công ty được quyền áp dụng hình thức sa thải người lao động? Khi nào NLĐ không bị sa thải? Trình tự và thủ tục sa thải thế nào là đúng luật?
Thêm nhiều trường hợp người lao động bị sa thải
Những trường hợp người lao động bị kỷ luật trong quy định cũ tại Điều 125 của Bộ luật Lao động năm 2012, cụ thể như sau: Bị khiển trách; kéo dài thời gian nâng lương cho người lao động, không được vượt quá 6 tháng; cách chức; sa thải người lao động.
Trong những hình thức kỷ luật trên, hình thức sa thải người lao động là hình thức nặng nhất.
Các trường hợp người lao động bị sa thải
Hình thức sa thải đã trở thành hình thức kỷ luật lao động được quy định trong Bộ luật Lao động năm 2019. Chính thức có hiệu lực bắt đầu từ ngày 01/01/2020. Theo đó, người sử dụng lao động sẽ được sa thải người lao động trong những trường hợp như sau:
- Người lao động có những hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức: Trộm cắp; đánh bạc; cố ý gây thương tích; sử dụng chất ma túy; tham ô
- Người lao động có những hành vi gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho doanh nghiệp. Cụ thể một số những hành vi như sau: làm lộ bí mật kinh doanh; làm lộ bí mật công nghệ; xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
- Người lao động có những hành vi gây ra thiệt hại nghiêm trọng về tài sản. Hoặc người lao động xâm hại đến lợi ích của người sử dụng lao động.
- Người lao động có hành vi quấy rối tình dục tại chính nơi làm việc
- Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương. Hoặc người này bị cách chức nhưng tái phạm ở trong thời gian chưa xóa kỷ luật.
- Trong vòng 30 ngày hoặc trong vòng 20 ngày cộng dồn thời hạn 365 ngày, người lao động tự ý bỏ việc 5 ngày. Trường hợp này bỏ việc không có lý do chính đáng hoặc không xin phép.
Như vậy có thể thấy rằng, trong Bộ luật mới đã bổ sung thêm trường hợp kỷ luật mới đối với người lao động. Tuy nhiên người sử dụng lao động cần lưu ý, hành vi này cần được quy định trong nội quy.
Những trường hợp người lao động nữ không bị sa thải
Quy định hiện tại trong Điều 155 của Luật lao động năm 2012, người sử dụng lao động không được sa thải lao động nữ với những lý do như sau: Người lao động nữ kết hôn; lao động mang thai; lao động nghỉ thai sản; lao động nuôi dưỡng con dưới 12 tháng tuổi.
Ngoại trừ một số những trường hợp dưới đây, lao động nữ vẫn bị sa thải:
- Người lao động nữ đã chết
- Lao động nữ bị tòa tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự,
- Lao động nữ bị mất tích
- Lao động nữ không phải cá nhân chấm dứt hợp đồng lao động
Tóm lại, luật sa thải 2021, Bộ luật 2019 đã bổ sung thêm trường hợp người lao động nữ bị sa thải nếu không phải là cá nhân. Và lao động nữ cũng sẽ bị sa thải nếu như bị thông báo không có người đại diện theo pháp luật.
Trình tự và thủ tục sa thải người lao động khi áp dụng luật sa thải 2021
Khi sa thải người lao động, người sử dụng lao động cần phải tuân thủ những thủ tục như sau:
- Bên sử dụng lao động cần chứng minh được lỗi của người lao động
- Người sử dụng lao động phải gửi thông báo ít nhất 5 ngày làm việc trước khi tiến hành sa thải người lao động. Yêu cầu có các thành phần: tổ chức đại diện tập thể lao động và người lao động. Đối với trường hợp người lao động dưới 18 tuổi cần có sự tham gia của cha mẹ.
- Cuộc họp phải đầy đủ sự tham gia của những thành phần đã yêu cầu. Nếu bên sử dụng lao động đã thông báo nhưng quá 3 lần bị vắng mặt, vẫn sẽ được tổ chức cuộc họp.
- Quá trình xử lý kỷ luật cần được tiến hành bằng văn bản. Đảm bảo văn bản đã được ký bởi những người tham dự cuộc họp. Trường hợp người nào tham gia nhưng không ký được tên, cần phải ghi rõ lý do.
Xem thêm:
Nghỉ việc trước khi nghỉ thai sản có được hưởng chế độ thai sản không?
Người sinh con thứ 3, thứ 4 có được hưởng Chế độ thai sản không?
Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì khi bị thanh tra bảo hiểm thai sản?
Chế độ thai sản: Lao động nữ cần nắm được 5 mốc hưởng chế độ này