Ngày nghỉ phép và lương trong ngày nghỉ phép là một trong những vấn đề luôn được người lao động quan tâm. Người lao động được nghỉ phép bao nhiêu ngày một năm và cách tính lương nghỉ phép như thế nào? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây.
Đối tượng, số ngày nghỉ phép trong năm
– Được nghỉ 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường.
– Được nghỉ 14 ngày làm việc đối với:
- Người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
- Người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt.
- Lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật.
– Được nghỉ 16 ngày làm việc đối với:
- Người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
- Người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt.
Khi nghỉ phép, nếu người lao động di chuyển bằng các phương tiện như đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 2 ngày thì từ ngày thứ 3 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ phép và chỉ được tính cho 1 lần nghỉ trong năm.
Cách tính lương ngày nghỉ phép
Tiền lương trả cho người lao động trong ngày nghỉ phép
Trích Khoản 9, Điều 1, Nghị định 148/2018/NĐ-CP:
“Tiền lương làm căn cứ để trả cho người lao động trong ngày nghỉ hằng năm tại Điều 111; ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc tại Điều 112; ngày nghỉ lễ, tết tại Điều 115 và ngày nghỉ việc riêng có hưởng lương tại Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của người sử dụng lao động, nhân với số ngày người lao động nghỉ hằng năm, nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng có hưởng lương.”
Như vậy, tiền lương làm căn cứ để trả cho người lao động trong ngày nghỉ hằng năm tính như sau:
Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động trong ngày nghỉ hằng năm |
= |
Tiền lương theo hợp đồng lao động |
: |
Số ngày làm việc bình thường trong tháng |
x |
Số ngày nghỉ hàng năm |
Tiền lương trong những ngày chưa nghỉ
Theo Điều 114 Bộ luật Lao động 2012, người lao động được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ khi người lao động chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác.
Trích Khoản 4, Điều 26, Nghị định 05/2015/NĐ-CP như sau:
“4. Tiền lương tính trả cho người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm là tiền lương quy định tại Khoản 3 Điều này chia cho số ngày làm việc bình thường theo quy định của người sử dụng lao động của tháng trước liền kề trước thời điểm người sử dụng lao động tính trả, nhân với số ngày chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm.”
Theo đó, công thức tính tiền lương trả cho người lao động trong những ngày chưa nghỉ phép hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ phép như sau:
Tiền lương tính trả cho người lao động trong những ngày chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết |
= |
Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động trong ngày nghỉ hằng năm |
: |
Số ngày làm việc bình thường của tháng trước liền kề trước thời điểm người sử dụng lao động tính trả |
x |
Số ngày chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết |
Tạm ứng tiền lương, tiền tàu xe đi đường ngày nghỉ hằng năm
Theo Điều 113, Bộ Luật lao động 2013, khi nghỉ phép, người lao động được tạm ứng trước một khoản tiền để trả phí tàu xe đi đường. Số tiền tạm ứng ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.
Trên đây là một số quy định và cách tính tiền lương trong ngày nghỉ phép. Mời bạn đọc tham khảo để chủ động trong công việc của mình. Chúc các bạn thành công.
Xem thêm:
Mức lương năm 2021 có thể thay đổi do ảnh hưởng của dịch Covid-19
Hướng dẫn hạch toán tiền ăn trưa, ăn giữa ca của người lao động
Lương tháng 13 là gì? Cách tính lương tháng 13 trong doanh nghiệp?