Nhập khẩu hàng hóa (NKHH) để kinh doanh trở thành mô hình khá phổ biến hiện nay. Doanh nghiệp là một trong những đối tượng được phép nhập khẩu. Vậy hộ kinh doanh và cá nhân có được NKHH hay không?
Hộ kinh doanh có quyền được nhập khẩu hàng hóa hay không?
Trong quy định của khoản 1 Điều 2 Thông tư 04/2014/TT-BTC quy định hộ kinh doanh có quyền được nhập khẩu hàng hóa. Cụ thể như sau:
Những thương nhân có nguồn vốn đầu tư trực tiếp vào nước ngoài. Bao gồm như sau:
- Những doanh nghiệp đã thành lập dựa trên Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã và Luật đầu tư.
- Những hộ kinh doanh cá thể đã được thành lập và đăng ký kinh doanh dựa trên Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ. Những doanh nghiệp này sẽ được xuất khẩu, nhập khẩu, gia công, đại lý mua bán hàng hóa dựa trên quy định của pháp luật.
Như vậy có thể thấy rằng, dựa trên căn quy định, hộ kinh doanh hoàn toàn có thể được thành lập và đăng ký kinh doanh theo đúng như quy định của pháp luật. Lúc này hộ kinh doanh hoàn toàn có quyền được thực hiện những phương thức kinh doanh như đã nêu trên.
Cá nhân có được phép nhập khẩu hàng hóa hay không?
Có thể thấy trong quy định của pháp luật không đề cập đến vấn đề cấm các cá nhân NKHH về để kinh doanh. Nhưng ở trong quy định của khoản 1 Điều 2 Thông tư 04/2014/TT-BTC đã nêu, cá nhân không có quyền kinh doanh xuất nhập khẩu. Tức là mỗi cá nhân đều không được phép tự đứng ra để hoàn thiện thủ tục hải quan khi NKHH về bán hay kinh doanh. Mà những cá nhân này chỉ được nhập khẩu hàng hóa phi mậu dịch.
Hàng hóa phi mậu dịch là những HHNK vào Việt Nam không có mục đích thương mại. Những hàng hóa phi mậu dịch này có thể là những tài sản di chuyển hoặc là qua sử dụng để biếu, tặng. Hoặc có thể là những hành lý của các cá nhân thuộc về người nhập cảnh được gửi theo vận đơn.
Lưu ý
Những cá nhân khi có hàng hóa phi mậu dịch sẽ được làm thủ tục hải quan. Theo đó, hàng hóa khi nhập vào nước sẽ không được sử dụng với mục đích thương mại
Tuy nhiên nhiều cá nhân vẫn muốn nhập hàng hóa với mục đích kinh doanh. Để đáp ứng được trường hợp này, cá nhân có thể áp dụng hình thức ủy thác cho một công ty khác. Những công ty được ủy thác đó phải đảm bảo có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu. Hoặc công ty đó phải là đại lý hải quan mới có thể ủy thác được.
Khi cá nhân nhờ ủy thác, những công ty này sẽ được làm thủ tục hải quan. Theo đó, cá nhân chỉ cần chịu những nghĩa vụ về thuế thông qua đơn vị mà mình đã ủy thác trước đó.
Hồ sơ hải quan và quy trình nhập khẩu
Hồ sơ hải quan
- Tờ khai hàng hóa mà mình NK dựa trên những chỉ tiêu thông tin có sẵn trong phụ lục II ban hành kèm TT
- Hóa đơn thương mại khi người mua đã thanh toán cho người bán hàng. Yêu cầu cần có 1 bản chụp
Bên phía khai hải quan sẽ không cần nộp hóa đơn thương mại trong một số trường hợp sau đây:
Đối tượng khai hải quan thuộc doanh nghiệp ưu tiên
Hàng hóa tạm tính được khai giá tạm tính “Trị giá hải quan” trên tờ khai
Hàng hóa nhập khẩu không có hóa đơn. Hoặc bên mua không cần thanh toán cho bên bán hàng
- Chứng từ vận tải hoặc vận tải đơn có giá trị tương đối so với những trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển hoặc đường hàng không.
- Giấy phép NKHH áp dụng đối với những hàng hóa yêu cầu cần có giấy phép nhập khẩu; Giấy phép nhập khẩu dựa trên hạn ngạch thuế quan của hàng hóa.
- Giấy phép thông báo về việc miễn kiểm tra hàng hóa hoặc thông báo về kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành
- Tờ khai giá trị hàng hóa
- Chứng tự nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu.
Quy trình nhập khẩu hàng hóa
- Khai hải quan
- Đăng ký tờ khai hải quan
- Kiểm tra thông tin chi tiết về hồ sơ hải quan; kiểm tra thực tế hàng hóa được nhập khẩu; đưa hàng hóa đã nhập khẩu về bảo quản; giải phóng và thông quan hàng hóa.
Lưu ý, trước khi thông quan hàng hóa hoặc giải phóng hàng, cần phải nộp thuế.
Xem thêm:
Tải về mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa logistics mới nhất
Những thông tin cần biết khi gửi hàng hóa tại kho ngoại quan
Cách xác định trị giá hàng hóa chính xác nhất
Mua bán hàng hóa nhất định phải trang bị những nghiệp vụ này!