Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị định 109/2020/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.
Thời hạn nộp thuế TTĐB đối với ô tô sản xuất trong nước
Theo đó, gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế TTĐB phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 3, tháng 4, tháng 5, tháng 6, tháng 7, tháng 8, tháng 9 và tháng 10 năm 2020 đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước.
Thời gian gia hạn kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế TTĐB theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Cụ thể như sau:
- Thời hạn nộp thuế TTĐB phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 3/2020 chậm nhất là ngày 20/9/2020.
- Thời hạn nộp thuế TTĐB phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 4/2020 chậm nhất là ngày 20/10/2020.
- Thời hạn nộp thuế TTĐB phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 5/2020 chậm nhất là ngày 20/11/2020.
- Thời hạn nộp thuế TTĐB phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 6/2020 chậm nhất là ngày 20/12/2020.
- Thời hạn nộp thuế TTĐB phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 7/2020 chậm nhất là ngày 20/12/2020.
- Thời hạn nộp thuế TTĐB phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 8/2020 chậm nhất là ngày 20/12/2020.
- Thời hạn nộp thuế TTĐB phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 9/2020 chậm nhất là ngày 20/12/2020.
- Thời hạn nộp thuế TTĐB phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 10/2020 chậm nhất là ngày 20/12/2020.
Quy định đối với một số trường hợp:
- Trường hợp người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế được gia hạn dẫn đến làm tăng số thuế TTĐB phải nộp và gửi đến cơ quan thuế trước khi hết thời hạn nộp thuế được gia hạn. Thì số thuế được gia hạn bao gồm cả số thuế phải nộp tăng thêm do khai bổ sung.
- Trường hợp người nộp thuế thuộc đối tượng được gia hạn thực hiện kê khai, nộp Tờ khai thuế TTĐB theo quy định của pháp luật hiện hành, nhưng chưa phải nộp số thuế TTĐB phải nộp phát sinh trên Tờ khai thuế TTĐB đã kê khai.
- Trường hợp doanh nghiệp có các chi nhánh, đơn vị trực thuộc thực hiện khai thuế TTĐB riêng với cơ quan thuế quản lý trực tiếp của chi nhánh, đơn vị trực thuộc thì các chi nhánh, đơn vị trực thuộc cũng thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế TTĐB.
- Trường hợp chi nhánh, đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp không có hoạt động sản xuất hoặc lắp ráp ô tô thì chi nhánh, đơn vị trực thuộc không thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế TTĐB.
Trình tự, thủ tục gia hạn
- Người nộp thuế thuộc đối tượng được gia hạn gửi Giấy đề nghị gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt (bằng phương thức điện tử hoặc gửi bản giấy trực tiếp đến cơ quan thuế hoặc gửi qua đường bưu điện).
- Người nộp thuế tự xác định và chịu trách nhiệm về việc đề nghị gia hạn. Đảm bảo đúng đối tượng được gia hạn. Nếu người nộp thuế gửi Giấy đề nghị gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt cho cơ quan thuế sau ngày 30 tháng 9 năm 2020 thì không được gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Cơ quan thuế không phải thông báo cho người nộp thuế về việc chấp nhận gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt. Trường hợp trong thời gian gia hạn. Cơ quan thuế có cơ sở xác định người nộp thuế không thuộc đối tượng được gia hạn. Thì cơ quan thuế có văn bản thông báo cho người nộp thuế về việc dừng gia hạn. Và người nộp thuế phải nộp đủ số tiền thuế và tiền chậm nộp trong khoảng thời gian đã thực hiện gia hạn vào ngân sách nhà nước.
- Trong thời gian được gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt. Căn cứ Giấy đề nghị gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt. Cơ quan thuế không tính tiền chậm nộp đối với số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt được gia hạn.
Các bạn có thể tải về Nghị định 109/2020/NĐ-CP TẠI ĐÂY.
Xem thêm
Tải về mẫu Giấy đề nghị gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt
Tải về Nghị định số 14/2019/NĐ-CP sửa đổi một số điều của luật thuế TTĐB
Cách lập tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt (01/TTĐB) trên phần mềm HTKK
Thuế Tiêu thụ đặc biệt là gì? Cách xác định giá tính thuế Tiêu thụ đặc biệt
Hướng dẫn tính thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định mới nhất