Kể từ năm 2021, nội quy lao động sẽ được đưa vào sử dụng. Với nhiều sự thay đổi trong nội quy này, doanh nghiệp cần phải lưu ý để tránh vi phạm pháp luật. Hãy theo dõi nội dung bài viết này để cập nhật được toàn bộ những điều về nội quy lao động 2021 nhé!
Những nội dung doanh nghiệp cần sửa đổi trước ngày 01/01/2021
Doanh nghiệp cần bổ sung 3 nội dung mới trong Nội quy lao động 2021
Trong khoản 2 Điều 119 của Bộ luật Lao động 2019 đã quy định, nội quy của các doanh nghiệp phải có 9 nội dung chủ yếu.
Một số những nội dung cũ đã được quy định trước đây như: Thời gian làm việc; thời gian nghỉ ngơi; trật tự nơi làm việc; an toàn và vệ sinh lao động… Trong bộ luật mới, doanh nghiệp cần phải thêm một số những nội dung như sau:
- Phòng chống việc quấy rối tình dục tại nơi công sở
- Quy định rõ ràng về việc tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng.
- Quy định về người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động
Sửa đổi nội dung về ngày nghỉ lễ Quốc khánh
Ở trong nội dung về ngày nghỉ của Nội quy lao động 2021 có quy định mới về ngày nghỉ Quốc khánh. Cụ thể, doanh nghiệp phải sửa đổi số ngày nghỉ lễ Quốc khánh 02/9 của năm 2021. Sẽ không còn nghỉ 1 ngày như hằng năm, người lao động sẽ được nghỉ 2 ngày, thêm một ngày liền kề trước hoặc sau 2/9.
Sửa đổi lại nội dung về làm thêm giờ của người lao động
Quy định về làm thêm giờ của người lao động cũng có sự thay đổi. Doanh nghiệp sẽ phải sửa đổi lại số giờ làm thêm của người lao động. Người lao động không được làm thêm quá 40 giờ trong vòng 1 tháng.
Điều này được quy định rõ ràng tại điểm b khoản 2 Điều 107.
Sửa đổi lại nội dung về việc nghỉ việc riêng và hưởng nguyên lương
Trong khoản 1 Điều 115 đã có bổ sung thêm trường hợp người lao động được nghỉ tối đa 3 ngày và hưởng nguyên lương. Cụ thể là trường hợp cha mẹ nuôi của người lao động hoặc vợ/chồng của người lao động chết.
Vậy nên doanh nghiệp cũng cần phải bổ sung thêm về trường hợp nghỉ vào trong nội quy lao động 2021.
Doanh nghiệp bổ sung thêm trường hợp được sa thải của người lao động
Đối với quy định mới của doanh nghiệp, cần phải bổ sung thêm 1 trường hợp người lao động bị sa thải. Cụ thể, người lao động có hành vi quấy rối tình dục tại chính nơi làm việc.
Điều này được quy định trong khoản 2 Điều 125 của Bộ luật Lao động.
Những doanh nghiệp nào cần phải đăng ký nội quy lao động 2021?
Những người sử dụng lao động nếu có sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải đăng ký nội quy bằng văn bản. Điều này đã được quy định ở trong khoản 1 Điều 118 của Bộ luật lao động 2019.
Bên cạnh đó, trong khoản 1 Điều 119 của luật này còn nêu rõ. Khi doanh nghiệp sử dụng từ 10 người lao động trở lên, phải đăng ký nội quy trong cơ quan chuyên môn về lao động. Đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi mà người sử dụng đăng ký kinh doanh.
Vậy nên những doanh nghiệp sử dụng lao động từ 10 người lao động trở lên sẽ phải bắt buộc đăng ký nội quy lao động.
Hồ sơ đăng ký nội quy lao động
Trong Điều 120 của Bộ luật lao động, hồ sơ đăng ký nội quy bao gồm như sau:
- Văn bản về việc đề nghị đăng ký nội quy lao động
- Nội quy lao động của doanh nghiệp đã được soạn sẵn
- Văn bản về việc góp ý của tổ chức đại diện cho người lao động ở trong cơ sở đối với địa điểm có nơi tổ chức đại diện.
- Các văn bản của người sử dụng lao động có quy định liên quan đến kỷ luật lao động.
Những lưu ý khi soạn nội quy lao động 2021 trong doanh nghiệp
- Những nội dung trong nội quy lao động không được trái với pháp luật về luật lao động.
- Trước khi thực hiện ban hành và sửa đổi lại nội quy, người sử dụng lao động phải tham khảo lại ý kiến của tổ chức đại diện của người lao động.
- Nội quy lao động mới cần phải được thông báo đến với người lao động. Những nội dung chính của người lao động phải được niêm yết tại những nơi cần thiết của doanh nghiệp.
Theo Luật Việt Nam
Xem thêm:
Khấu trừ tiền lương của người lao động thế nào cho đúng luật nhất?
Mời bạn đọc tải về file Excel tạo hợp đồng lao động cực nhanh