Phần mềm khác Excel Cách dùng hàm SUMIFS để lập bảng tổng hợp tài khoản ngân...

Cách dùng hàm SUMIFS để lập bảng tổng hợp tài khoản ngân hàng trong Excel

1599

Trong bài viết này, Ketoan.vn xin chia sẻ với các bạn cách sử dụng hàm SUMIFS để lập bảng tổng hợp tài khoản ngân hàng trong Excel.

1. Cấu trúc hàm SUMIFS

Cú pháp hàm: =SUMIFS(sum_range, criteria_range1, criteria1, [criteria_range2, criteria2], …)

Trong đó:

  • Sum_range: đối số bắt buộc, là vùng cần tính tổng.
  • Criteria_range1: đối sốt bắt buộc, là vùng chứa các ô điều kiện thứ 1.
  • Criteria: đối số bắt buộc, là điều kiện thứ 1.
  • Criteria_range2…: đối số tùy chọn, là vùng chứa các ô điều kiện thứ 2 trở đi.
  • Criteria…: đối số tùy chọn, là điều kiện thứ 2 trở đi.

Lưu ý: Nếu Criteria là điều kiện dạng văn bản hoặc có chứa các ký hiệu toán học thì đều phải được đặt trong dấu nháy kép (” “).

2. Cách sử dụng hàm SUMIFS để lập bảng tổng hợp tài khoản ngân hàng

Ví dụ ta có bảng tổng hợp tài khoản ngân hàng và sổ nhật ký chung như hình dưới. Yêu cầu cần tổng hợp phát sinh nợ và có của từng tải khoản để tính ra số dư cuối kỳ của từng tài khoản.

Bước 1: Vì nguồn dữ liệu là rất lớn nên việc đầu tiên ta cần làm đó là đặt tên cho mảng dữ liệu để tiện viết công thức. Các bạn có thể xem lại bài đặt tên cho vùng dữ liệu tại đây

Trong bài viết này mình đặt tên cho 4 vùng là Ngày, Nợ, Có, Tiền tương ứng với cột Ngày, Nợ, Có, Số tiền trong sheet NKC.

Bước 2: Áp dụng cấu trúc hàm SUMIFS bên trên ta có công thức tính tổng phát sinh nợ của tài khoản 1121 từ ngày 01/01/2020 đến ngày 30/06/2020 như sau:

=SUMIFS(Tiền;Nợ;A7;Ngày;”>=”&$G$3;Ngày;”<=”&$G$4)

Sao chép công thức cho các tài khoản bên dưới ta sẽ thu được kết quả.

Bước 3: Ta có công thức tính tổng phát sinh có của tài khoản 1121 từ ngày 01/01/2020 đến ngày 30/06/2020 như sau:

=SUMIFS(Tiền;Có;A7;Ngày;”>=”&$G$3;Ngày;”<=”&$G$4)

Sao chép công thức cho các tài khoản bên dưới ta sẽ thu được kết quả.

Bước 4: Sau khi tính được tổng phát sinh Nợ và tổng phát sinh Có, chúng ta có thể tính ra số dư cuối kỳ theo công thức:

=D7+E7-F7

Sao chép công thức cho các tài khoản bên dưới ta sẽ thu được bảng tổng hợp tài khoản ngân hàng hoàn chỉnh.

Các bạn có thể tải file tại đây

Như vậy, bài viết trên đã hướng dẫn các bạn cách sử dụng hàm SUMIFS để lập bảng tổng hợp tài khoản ngân hàng. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với các bạn trong quá trình làm việc. Chúc các bạn thành công!

Xem thêm

Mẹo sắp xếp tên theo thứ tự bảng chữ cái trong Excel

Tải về file Excel quản lý công nợ phải trả người bán

Cách sử dụng hàm WEEKDAY để đổi ngày sang thứ trong Excel

Mẹo tạo thông báo hợp đồng sắp hết hạn trong Excel

Mẹo gộp/tổng hợp nhiều sheet vào một sheet trong Excel