Việc làm tròn số nguyên là điều cần thiết để làm gọn số liệu tính và bảng tính Excel. Khi làm tròn số thì việc tính toán tiếp theo cũng sẽ đơn giản và dễ dàng hơn. Trên Excel, mỗi một hàm sẽ làm tròn số nguyên theo một cách khác nhau tùy theo nhu cầu xử lý dữ liệu trong bảng tính. Bài viết sẽ tổng hợp 6 cách làm tròn số trong Excel bằng các hàm: Round – Roundup – Rounddown – Int – Ceiling – Floor… Mời các bạn theo dõi.
1. Sử dụng hàm Round
Hàm Round là hàm làm tròn số đến một vị trí bất kỳ mà ta muốn. Cú pháp hàm này như sau:
=Round(số làm tròn, số chữ cần làm tròn)
Giả sử ta có bảng dữ liệu sau:
Để làm tròn số, tại ô F3 ta nhập: =ROUND(E3,3)
trong đó E3 là ô chứa số cần làm tròn.
Kéo chuột xuống dưới để thực hiện với các ô còn lại. Kết quả thu được như sau:
2. Sử dụng hàm Roundup
Với hàm Roundup, sau khi làm tròn ta sẽ nhận được một số có giá trị lớn hơn số ban đầu. Cú pháp hàm này như sau:
=Roundup(Số được làm tròn, vị trí cần làm tròn tới)
Vẫn bảng dữ liệu trên, tại ô F3 ta nhập: =Roundup(E3,3)
trong đó E3 là ô chứa số cần làm tròn.
Kéo chuột xuống dưới để thực hiện với các ô còn lại. Kết quả thu được như sau:
3. Sử dụng hàm Rounddown
Với hàm Roundown, sau khi làm tròn ta sẽ nhận được một số có giá trị nhỏ hơn số ban đầu. Cú pháp hàm này như sau:
=Rounddown(Số được làm tròn, vị trí cần làm tròn tới)
Với bảng dữ liệu trên, tại ô F3 ta nhập: =Rounddown(E3,3)
trong đó E3 là ô chứa số cần làm tròn.
Kéo chuột xuống dưới để thực hiện với các ô còn lại. Kết quả thu được như sau:
4. Sử dụng hàm Int
Hàm Int được dùng để làm tròn số. Cú pháp hàm này như sau:
=Int(Số làm tròn)
Với bảng dữ liệu trên, tại ô F3 ta nhập: =INT(E3)
trong đó E3 là ô chứa số cần làm tròn.
Kéo chuột xuống dưới để thực hiện với các ô còn lại. Kết quả thu được như sau:
5. Sử dụng hàm Ceiling
Ceiling là một hàm làm tròn đến bội số gần nhất. Cú pháp hàm này như sau:
=Ceiling (Số cần làm tròn, Bội số của nó)
Với bảng dữ liệu trên, tại ô F3 ta nhập: =Ceiling(E3,0.1)
trong đó E3 là ô chứa số cần làm tròn.
Kéo chuột xuống dưới để thực hiện với các ô còn lại. Kết quả thu được như sau:
6. Sử dụng hàm Floor
Hàm Floor làm tròn số đến gần số 0. Cú pháp hàm này như sau:
=Floor (Số cần làm tròn, Bội số)
Trong đó: bội số thường được đặt là 1.
Với bảng dữ liệu trên, tại ô F3 ta nhập: =Floor(E3,1)
trong đó E3 là ô chứa số cần làm tròn.
Kéo chuột xuống dưới để thực hiện với các ô còn lại. Kết quả thu được như sau:
Tổng hợp kết quả làm tròn của các hàm như sau:
Trên đây là tổng hợp 6 cách làm tròn số nguyên trong Excel. Mời bạn đọc tham khảo và áp dụng. Chúc các bạn thành công.
Xem thêm:
Hướng dẫn cách tạo danh sách xổ xuống (Drop list) trong Excel
Tải về file Excel quản lý công nợ phải trả người bán
Tải về mẫu file Excel bảng lương tính thuế thu nhập cá nhân
Tải về file Excel xây dựng định mức xăng dầu trong doanh nghiệp vận tải