Quy định Luật Thuế Tải về Văn bản hợp nhất số 16/VBHN-BTC: Hướng dẫn thi hành...

Tải về Văn bản hợp nhất số 16/VBHN-BTC: Hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT

1103

Văn bản hợp nhất 16/VBHN-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 17/06/2015 hợp nhất Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng. Mời bạn đọc tải về toàn bộ văn bản này trong bài viết sau đây.

Book in library with open textbook Free Photo

1. Văn bản hợp nhất số 16/VBHN-BTC được hợp nhất từ 4 Thông tư sau:

  • Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ Tài chính. Hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT. Có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014;
  • Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25 tháng 8 năm 2014 của Bộ Tài chính. Cải cách, đơn giản các thủ tục hành chính về thuế. Có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2014;
  • Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10 tháng 10 năm 2014 của Bộ Tài chính. Hướng dẫn thi hành Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế. Có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2014. Riêng quy định tại Chương I Thông tư này áp dụng cho kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2014;
  • Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27 tháng 02 năm 2015 của Bộ Tài chính. Hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.

2. Đối tượng chịu thuế

Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam. Bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài. Trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT.

3. Người nộp thuế

Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (sau đây gọi là người nhập khẩu) bao gồm:

  • Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác.
  • Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác.
  • Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam. Nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam.
  • Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập. Các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu.
  • Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ. Kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế.
  • Chi nhánh của doanh nghiệp chế xuất được thành lập để hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.

Các bạn có thể tải về văn bản hợp nhất 16/VBHN-BTC TẠI ĐÂY.

Xem thêm

Tải về Luật số 04/2017/QH14 và Nghị định 39/2018/NĐ-CP: Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tải về Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định về doanh nghiệp có giao dịch liên kết

Tải về Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Tải về Nghị định 28/2020/NĐ-CP: Xử phạt hành chính lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội

Những thay đổi quan trọng trong Nghị định 28/2020/NĐ-CP về quyền lợi người lao động