Bên cạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp còn có những hoạt động về tài chính. Doanh thu hoạt động tài chính là một trong những tài khoản nhận được sự quan tâm từ phía những người quản lý doanh nghiệp. Vì vậy, khi thông tư 133 quy định về chế độ kế toán cho doanh nghiệp vừa và nhỏ ra đời, cách hạch toán doanh thu tài chính được khá nhiều người làm kế toán quan tâm.
Bài viết đưới dây sẽ cung cấp cho bạn đọc những kiến thức về nguyên tắc kế toán, kết cấu tài khoản cũng như cách hạch toán doanh thu tài chính theo thông tư 133. Từ đó, sẽ giúp bạn tích lũy được kiến thức để áp dụng sao cho phù hợp với quy định hiện hành.
1. Nguyên tắc hạch toán doanh thu hoạt động tài chính
Các trường hợp xác định doanh thu hoạt động tài chính
Theo thông tư 133, tài khoản dùng để phản ánh doanh thu tài chính là tài khoản 515. Doanh thu từ hoạt động tài chính bao gồm các khoản doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, lợi nhuận, cổ tức đầu chia và các khoản doanh thu tài chính khác của doanh nghiệp, phát sinh trong kỳ kế toán.
Doanh thu từ hoạt động tài chính còn là khoản chênh lệch giá bán so với giá vốn ban đầu đối với các hoạt động mua bán chứng khoán kính doanh. Trong đó:
- Giá bán được xác định theo giá trị hợp lý
- Giá vốn được xác định theo phương pháp nhập trước – xuất trước hoặc bình quân gia quyền.
Đối với trường hợp mua bán chứng khoán theo hình thức hoán đổi cổ phiếu, giá trị cổ phiếu nhận về sẽ được ghi nhận theo giá trị hợp lý tại thời điểm trao đổi.
Đối với hoạt động mua bán ngoại tệ, doanh thu tài chính là khoản chênh lệch lãi giữa giá mua vào và giá bán ra của ngoại tệ.
Các trường hợp không được xác định doanh thu tài chính
Theo thông tư 133, doanh thu từ hoạt động tài chính sẽ không bao gồm các khỏn lãi từ từ tiền gửi phát sinh do các hoạt động đầu tư tạm thời của khoản vay được dùng cho mục đích xây dựng cơ bản dở dang.
Đối với khoản lãi vay thu từ hàng bán trả chậm, trả góp, doanh thu tài chính chỉ được ghi nhận khi xác định chắc chắn thu được khoản cho vay. Và các khoản vay này sẽ không bị đánh giá là nợ quá hạn cần lập dự phòng.
Đối với các khoản đầu tư trái phiếu, cổ phiếu, doanh thu chỉ được ghi nhận với các khoản lãi của các kỳ sau khi doanh nghiệp mua khoản đầu tư này. Còn các khoản lãi được dồn tích đến trước thời điểm doanh nghiệp tiến hành mua lại sẽ được ghi giảm giá gốc của khoản đầu tư. Các khoản lãi được dồn tích trước thời điểm doanh nghiệp mua lại sẽ được ghi giảm vào giá gốc của khoản đầu tư.
2. Hạch toán doanh thu hoạt động tài chính theo Thông tư 133
Kết cấu tài khoản 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
Để hạch toán doanh thu từ hoạt động tài chính, Kế toán sử dụng tài khoản 515. Kết cấu của tài khoản 515 như sau:
- Bên Nợ:
– Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp (nếu có)
– Kết chuyển doanh thu từ hoạt động tài chính sang tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh
- Bên Có:
– Các khoản doanh thu họa động tài chính phát sinh trong kỳ
Tài khoản 515 không có số dư cuối kỳ.
Cách hạch toán Tài khoản 515 theo Thông tư 133
Khi bán ngoại tệ
- Trong trường hợp bên có của Tài khoản tiền áp dụng tỷ giá giao dịch và ghi sổ, kế toán ghi:
Nợ TK 111 (1111), 112 (1121) (tỷ giá giao dịch)
Có TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá ghi sổ)
Có TK 515 (số chênh lệch)
- Trong trường hợp bên có của Tài khoản tiền áp dụng tỷ giá giao dịch, kế toán ghi:
Nợ TK 111 (1111), 112 (1121)
Có TK 111 (1112), 112 (1122)
Khoản chênh lệch tỷ giá ngoại tệ
Khoản chênh lệch sẽ được kế toán ghi nhận đồng thời tại thời điểm bán ngoại tệ hoặc tùy theo đặc điểm của doanh nghiệp, như sau:
Nợ TK 111 (1112), 112 (1122)
Có TK 515 – Doanh thu tài chính
Cuối kỳ kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính
Kết chuyển doanh thu từ hoạt động tài chính sang tài khoản xác định kết quả hoạt động kinh doanh, kế toán ghi:
Nợ TK 515 – Doanh thu họat động tài chính
Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh cuối kỳ
Hi vọng với những chia sẻ của Ketoan.vn sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về cách hạch toán Doanh thu từ hoạt động tài chính Tài khoản 515 theo Thông tư 133.