Trong bài viết này, Ketoan.vn sẽ cùng các bạn tìm hiểu mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động và danh sách tham gia BHXH, BHYT, BHTN được ban hành kèm theo Quyết định 1040/QĐ-BHXH nhé.
1. Mục đích lập
Để đơn vị, doanh nghiệp đăng ký; truy thu, điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT và khai báo tình hình sử dụng lao động đối với người lao động thuộc đơn vị.
2. Trách nhiệm lập
Đơn vị sử dụng lao động.
3. Thời gian lập
Khi có phát sinh về lao động, tiền lương và truy thu đối với người lao động thuộc đơn vị.
4. Căn cứ lập
- Tờ khai tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
- HĐLĐ, HĐLV, quyết định tuyển dụng, tiếp nhận; quyết định nâng lương, thuyên chuyển;
- Hồ sơ khác có liên quan.
5. Phương pháp lập
a. Phần thông tin chung
- Tên đơn vị: ghi đầy đủ tên đơn vị theo đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập.
- Mã đơn vị: ghi mã đơn vị do cơ quan BHXH cấp.
- Mã số thuế: ghi mã số thuế do cơ quan thuế cấp.
- Địa chỉ: ghi địa chỉ nơi đóng trụ sở của đơn vị.
- Điện thoại: ghi số điện thoại của đơn vị.
- Email: ghi tên email của đơn vị.
b. Chỉ tiêu theo cột:
- Cột (1): Ghi số thứ tự từ nhỏ đến lớn.
- Cột (2): Ghi rõ họ, tên của từng người lao động.
- Cột (3): Ghi mã số đối với người người đã có mã số BHXH.
- Cột (4): Ghi đầy đủ ngày, tháng, năm sinh.
- Cột (5): Ghi giới tính của người tham gia.
- Cột (6): Ghi số căn cước công dân/chứng minh nhân dân/hộ chiếu của người tham gia được cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Cột (7): Ghi đầy đủ, chi tiết về cấp bậc, chức vụ, chức danh nghề, công việc…
- Các Cột (8), (9), (10), (11): Phân loại theo: nhà quản lý; chuyên môn kỹ thuật bậc cao…
- Cột (12): Ghi tiền lương được hưởng
- Các Cột (13), (14), (15): Ghi phụ cấp chức vụ bằng hệ số.
- Cột (16): Ghi phụ cấp lương theo quy định của pháp luật lao động (nếu có).
- Cột (17): Ghi các khoản bổ sung khác.
- Cột (18): Ghi ngày, tháng, năm bắt đầu làm việc trong ngành/nghề nặng nhọc, độc hại.
- Cột (19): Ghi ngày, tháng, năm kết thúc làm việc trong ngành/nghề nặng nhọc, độc hại.
- Cột (20): Ghi ngày, tháng, năm bắt đầu làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn.
- Cột (21): Ghi ngày, tháng, năm bắt đầu có hiệu lực của HĐLĐ xác định thời hạn.
- Cột (22): Ghi ngày, tháng, năm hết hiệu lực của HĐLĐ xác định thời hạn.
- Cột (23): Ghi ngày, tháng, năm bắt đầu có hiệu lực của HĐLĐ khác (dưới 1 tháng, thử việc).
- Cột (24): Ghi ngày, tháng, năm hết hiệu lực của HĐLĐ khác (dưới 1 tháng, thử việc).
- Cột (25): Ghi ngày, tháng, năm đơn vị bắt đầu đóng BHXH cho người lao động.
- Cột (26): Ghi ngày, tháng, năm đơn vị kết thúc (dừng) đóng BHXH cho người lao động.
- Cột (27): ghi số; ngày, tháng, năm của HĐLĐ, HĐLV
6. Lưu ý
- Nếu trong tháng đơn vị lập nhiều danh sách lao động đóng BHXH, BHYT, BHTN thì đánh số các danh sách.
- Đơn vị kê khai đầy đủ, chính xác tiền lương đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN của từng người lao động theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về việc lập hồ sơ; lưu trữ hồ sơ tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN.
- Trường hợp người lao động chỉ tham gia BHTNLĐ, BNN thì ghi vào mục ghi chú (cột 27) tương tự như trên.
- Trường hợp đơn vị báo tăng lao động đối với người lao động đã có mã số BHXH, ghi đầy đủ các tiêu thức trên biểu mẫu và ghi nơi đăng ký KCB ban đầu vào cột 27.
- Trường hợp đơn vị có nhiều người thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu thì ghi cột (2), cột (3) và ghi nội dung thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu vào cột 27, các cột khác bỏ trống.
Mời bạn đọc tải về Quyết định 1040/QĐ-BHXH TẠI ĐÂY.
Xem thêm
Tải về Nghị định 14/2019/NĐ-CP quy định về khấu trừ thuế tiêu thụ đặc biệt
Tải về Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định về doanh nghiệp có giao dịch liên kết
Mời bạn đọc tải về Nghị định 100/2020/NĐ-CP về kinh doanh hàng miễn thuế
Tải về Nghị định số 14/2019/NĐ-CP sửa đổi một số điều của luật thuế TTĐB
Tải về Luật số 04/2017/QH14 và Nghị định 39/2018/NĐ-CP: Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa