Hiện nay, việc quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp là vấn đề được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm. Tài sản cố định là tài sản dài hạn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai của doanh nghiệp. Việc nắm bắt các nguyên tắc quản lý tài sản cố định sẽ giúp bộ phận quản lý một cách hiệu quả nhất. Bài viết này sẽ cung cấp cho người đọc những nguyên tắc này theo hướng dẫn của thông tư 45/2013/TT-BTC về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ.
1. Khái niệm và phân loại tài sản cố định
Khái niệm
Tài sản cố định (TSCĐ) là những tài sản có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài. Khi tham gia vào quá trình sản xuất, tài sản sẽ bị hao mòn dần. Giá trị của nó sẽ được chuyển dần từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh nhưng hình thái vật chất ban đầu vẫn được giữ nguyên cho đến khi hỏng.
Theo quy định của Thông tư 45/2014/TT-BTC của Bộ Tài Chính ban hành ngày 25/04/2013 về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định, tài sản cố định thỏa mãn 3 điều kiện sau:
– Việc sử dụng tài sản cố định chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai
– Có thời gian sử dụng tài sản trên 01 năm trở lên
– Có giá trị từ ba mươi triệu đồng trở lên
Phân loại
Tài sản cố định được phân làm ba loại chủ yếu:
- Tài sản cố định hữu hình
- Tài sản cố định vô hình
- Tài sản cố định thuê tài chính
2. Tại sao cần lưu ý các nguyên tắc quản lý tài sản cố định?
Bất kì hoạt động nào sản xuất kinh doanh nào của doah nghiệp cũng cần phải thực hiện theo một số nguyên tắc nhất định. Mục đích của việc làm này là để giảm thiểu tối đa mức rủi ro. Chính vì thế, việc quả lý tài sản cố định trong doanh nghiệp cung cần phải tuân theo những nguyên tắc, để doanh nghiệp có thể quản lý hiệu quả những hoạt động của mình.
Việc tuân thủ những nguyên tắc trong quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp sẽ giúp tối đa lợi nhuận và tối đa giá trị của doanh nghiệp. Nếu các nguyên tắc quản lý tài sản cố định này không được thực hiện tốt, doanh nghiệp rất có thể sẽ xảy ra tình trạng thất thoát tài sản. Hơn nữa còn có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, khiến cho việc sản xuất kinh danh trở nên kém hiệu quả.
3. Các nguyên tắc quản lý tài sản cố định
Để có thể quản lý tốt tài sản cố định trong doanh nghiệp, người quản lý cần chú ý tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
Các tài sản cố định trong doanh nghiệp phải có hồ sơ riêng
Hồ sơ riêng của tài sản cố định bao gồm:
- Biên bản giao nhận tài sản cố định.
- Hợp đồng mua bán tài sản cố định.
- Hóa đơn hợp lệ mua tài sản cố định.
- Các chứng từ và giấy tờ liên quan khác.
Tài sản cố định phải được quản lý theo nguyên giá
Để có thể theo dõi chi tiết các tài sản cố định, đặc biệt trong những doanh nghiệp có quy mô tài sản lớn, các tài sản cố định cần được phân loại, đánh số và có thẻ riêng. Hơn nữa, tài sản cũng phải được theo dõi theo từng đối tượng và được phản ánh trong sổ theo dõi.
Các tài sản cố định phải được quản lý theo nguyên giá. Số hao mòn lũy kế và giá trị còn lại trên số sách kế toán, được thực hiện theo công thức sau:
Giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ = Nguyên giá của TSCĐ – Số hao mòn lũy kế
Đối với những tài sản cố định không dùng đến, đang chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu hao, yêu cầu doanh nghiệp phải quản lý, theo dõi, bảo quản theo quy định hiện hành. Việc trích khấu hao cũng phải được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Đối với những tài sản cố định đã được khấu hao hết, nhưng vẫn đang tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh như các tài sản cố định thông thường khác, doanh nghiệp cũng cần phải thực hiện việc quản lý.
Hi vọng, với những kiến thức mà chúng tôi cung cấp, bạn đã nắm được những nguyên tắc quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp để có thể vận dụng vào quản lý doanh nghiệp mình một cách hiệu quả.
>> Điều kiện ghi nhận tài sản cố định mới nhất 2019
>> Quy trình kiểm kê tài sản cố định và cách xử lý chênh lệch
>> Xử lý hàng tồn kho sao cho hiệu quả?